Hàng trăm câu hỏi của độc giả đã được gửi đến các chuyên gia trong buổi giao lưu trực tuyến “Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ và chăm sóc bầu sữa” diễn ra chiều qua (11/1) tại tòa soạn báo Dân Trí điện tử. Do thời gian có hạn, chỉ những câu hỏi đưa ra th
Nhà báo Phạm Huy Hoàn, TBT Báo Dân trí tặng hoa các khách mời
Hoa Lê - Nữ 30 tuổi
Tôi đang mang thai tháng thứ 8 và dự định nuôi con bằng sữa mẹ. Tôi có nghe nói sữa non lót ruột cho con mới đẻ là tốt nhất và cần phải cho con bú sữa non ngay sau khi sinh vài tiếng đồng hồ. Tôi rất lo sữa non không về kịp cho con lót ruột. Vậy tôi nên làm gì để đảm bảo sinh xong có ngay sữa non cho con?
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Sữa non được sản xuất ngay từ tuần thứ 16 đến 20 của thai kỳ. Và từ tuần thứ 35 của thai kỳ thì biểu hiện rất rõ bằng những lắng cặn ở đầu ti và núm vú.
Mẹ có thể học cách mát xa bầu vú và vắt sữa non sau khi tròn 36 tuần (bước sang tuần thứ 37) để trữ sữa non phòng trường hợp con sinh mổ không được về với mẹ ngay. Hoặc mẹ có tiểu đường thai kỳ em bé có nguy cơ hại đường huyết sau sinh.
Trong 24 giờ đầu sau sinh, kích thước dạ dày của bé chỉ nhỏ 5 - 7ml nên số lượng sữa non là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của em bé.
Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tin là ngay sau sinh đã có sữa non đáp ứng đúng nhu cầu của con bạn.
Hải Hà - Nữ 29 tuổi
Tôi thường xuyên ăn chay trường, nay mang bầu được 5 tháng rồi, có người khuyên tôi không nên ăn chay nữa vì sợ thiếu chất thì thai nhi phát triển không tốt mà về sau còn không có sữa tốt cho con bú. Vậy tôi có cần phải dừng ăn chay khi mang thai và lúc đang nuôi con bằng sữa mẹ không?
Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia :
Chào bạn, đúng là ăn chay thì rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên sẽ gây thiếu một số vi chất quan trọng, đặc biệt khi mang thai. Ví dụ như Vitamin B12 là loại vitamin chỉ có trong chất đạm động vật, hoặc sắt sẽ có trong đạm động vật hấp thu tốt hơn rất nhiều so với đạm nguồn gốc thực vật.
Nếu ăn chay trường có nguy cơ bạn dễ bị thiếu máu do thiếu sắt và vitamin B12, khi mẹ thiếu máu nguy cơ con sẽ bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ và bị sinh non. Mẹ cũng có tăng nguy cơ tai biến sản khoa do chảy máu.
Lời khuyên của tôi là bạn nên bỏ ăn chay trường trong thời gian mang thai và cho con bú. Nếu bạn vẫn nhất quyết muốn ăn chay thì nên ăn chay bán phần, có thể bổ sung đạm nguồn gốc động vật từ trứng và sữa, sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bà mẹ mang thai và cho con bú. Hoặc bạn có thể uống thêm các viên đa vi chất có chứa dầu sắt, axit folic và vitamin B12.
Thu Hiền - Nữ 28 tuổi
Bé gái nhà tôi mới 4 tháng tuổi, con chỉ bú mẹ, không bú bình. Nhưng chỉ ở nhà bé mới chịu bú ngoan, còn khi ra ngoài nhất định không bú. Mà hàng ngày cứ cách 2 tiếng bé bú một lần, vì vậy tôi rất ít được ra khỏi nhà. Như thế có bình thường không? Tôi có thể làm gì để bé chịu bú ở mọi nơi mọi chỗ không?
PGS. TS Lưu Thị Hồng, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam; nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế:
Vấn đề cho con bú theo nhu cầu của trẻ chứ không nhất thiết cứ 2 tiếng phải ăn một lần. Khi ra ngoài, bạn có thể vắt sữa bảo quản trong tủ lạnh và đến khi trẻ có nhu cầu thì lấy sữa ra ngoài hâm nóng. Bạn sử dụng thìa xúc sữa cho con, vì bú bình không được khuyến cáo dùng cho trẻ trong thời gian bú mẹ.
Nguyễn Thị Trường - Nữ 27 tuổi
Tôi muốn sẵn sàng nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn ngay khi con chào đời, vậy tôi cần chuẩn bị như thế nào? Ngay sau khi sinh nở tôi làm những gì để có thể nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn? Các bà mẹ khác khuyên ăn móng giò, chân chó, cho lợi sữa. Nhưng tôi vốn rất sợ ăn các món này nên rất hoang mang không biết có cách nào khác để lợi sữa không. Xin bác sĩ tư vấn ạ.
Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia :
Nuôi con bằng sữa mẹ rất tốt cho cả mẹ và con. Em bé được nuôi bằng sữa mẹ, ít ốm đau, phát triển tốt cả về trí não, cân nặng và chiều cao. Mẹ thì tránh được băng huyết sau sinh, co tử cung sớm, quan trọng hơn cả là tiết kiệm kinh tế và gắn bó tình cảm mẹ con. Vậy việc bạn quyết định nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đúng đắn.
Để làm được điều đó, ngay từ khi còn đang mang thai, bạn cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để sau này tiếp tục sản xuất sữa nuôi con. Khi em bé bắt đầu chào đời, bạn nên cho con bú càng sớm càng tốt, nên bú trước một giơ sau khi sinh. Kể cả khi sữa chưa về bạn vẫn cứ cho con bú. Quan trọng nhất là phải cho bé bú đúng cách. Có thể nhờ sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
Về chế độ ăn uống, không nhất thiết cứ phải ăn móng giò, chân chó mới có nhiều sữa. Cơ bản là ăn các món ăn nhiều nước, như cháo, sữa, súp... Có thể ăn cháo thịt gà, cá tôm, không nhất thiết phải ăn móng giò. Uống đủ 2,5 l nước mỗi ngày, bao gồm cả sữa. Nếu không thích ăn cháo bạn có thể ăn mì bún phở hoăc cả cơm, miễn là cung cấp đủ nước.
Điều quan trọng trong tiết sữa nữa là yếu tố thần kinh, tinh thần. Việc cho con bú thường xuyên và bú đúng cách là cách tốt nhất để duy trì nguồn sữa mẹ bởi động tác mút sữa của em bé sẽ kích thích đầu vú bạn, nơi có các đầu dây thần kinh giúp dẫn truyền luồng thần kinh ra thùy sau tuyến yên, giúp tiết ra 2 nội tiết tố là prolactin và oxytoxin giúp mẹ tiết sữa và bài tiết sữa.
Vì vậy nếu không cho con bú, bạn có ăn gì cũng không thể có sữa. Tinh thần người mẹ cũng cần thoải mái, vui vẻ và luôn tin tưởng mình sẽ đủ sữa nuôi con. Người mẹ cũng cần nhận được sự quan tâm của các thành viên khác trong gia đình, nhất là người chồng. Người mẹ luôn được sống trong hạnh phúc, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi thoải mái thì chắc chắn sẽ đủ sữa nuôi con.
Thùy Vy - Nữ 59 tuổi
Tôi nghe nói nhiều chị em đang nuôi con bú mà bị ốm thì phải dừng cho con bú, có khi cai sữa luôn. Như vậy có đúng không? Trước đây tôi nuôi con bú thì trộm vía không bị ốm đau gì cả. Nay xin bác sĩ tư vấn rõ ràng để tôi nói lại với con dâu tôi cho cháu nó tin vì cháu nó sắp sinh lần đầu mà sức khỏe nó từ xưa không tốt lắm, tôi rất lo sau khi sinh có lúc nó ốm.
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Thực ra có rất ít bệnh của người mẹ mà phải hạn chế hoặc ngừng hẳn cho con bú. Hiện tại, có rất nhiều loại thuốc và biện pháp điều trị giúp cho các bà mẹ vẫn tiếp tục duy trì sữa mẹ trong khi điều trị bệnh.
Tuy nhiên, khi đi khám bệnh, bạn cần phải lựa chọn những bác sĩ có kiến thức sâu về sữa mẹ và điều trị thuốc khi đang nuôi con bú thì bạn sẽ được hỗ trợ đúng cách để tiếp tục cho bé bú.
Hồng Minh - Nữ 31 tuổi
Tôi sinh con hơn 6 tháng rồi và đã đi làm trở lại. Tôi rất mong nhanh lấy lại vóc dáng sau khi sinh vì vậy có nuôi con bằng sữa mẹ, vì nghe nói sữa mẹ tốt mà cho con bú lại nhanh giảm cân. Nhưng tôi muốn “eo ót” lại nhanh hơn nữa nên đang định đập thể dục, mà vẫn muốn nuôi con bằng sữa mẹ đến khi cháu đầy năm. Vậy tôi có nên tập thể dục trong thời gian này không?
PGS. TS Lưu Thị Hồng, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam; nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế:
Nuôi con bằng sữa mẹ là quan trọng trong 2 năm đầu của trẻ. Tuy nhiên để lấy lại vóc dáng thì cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm ăn uống, sinh hoạt, làm việc… Và việc luyện tập thể dục trong giai đoạn này không có gì ảnh hưởng khi vẫn kết hợp với việc cho con bú đều đặn.
Vân Anh - Nữ 24 tuổi
Sữa em tràn nhiều, đi làm và đi ra ngoài việc gì cũng lo ướt áo, nhưng dùng khăn xô thì thấy cộm quá, đi lại dễ bị xộc xệch khó chịu lắm, xong rồi ngày nào cũng phải cầm cả túi khăn bẩn về rất ngại. Em đã dùng thử băng vệ sinh vì tin là nó thấm hút tốt, nhưng mà lại lại khiến ngứa núm vú, mà hình như ảnh hưởng đến sữa nên con không chịu bú nữa. Vậy có biện pháp nào khác để chống tràn sữa không thưa bác sĩ?
PGS. TS Lưu Thị Hồng, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam; nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế:
Để chống tràn cho sữa, bạn có thể vắt sữa rồi bảo quản trong tủ trước khi đi ra ngoài; hoặc sử dụng miếng lót sữa đang được bán trên thị trường, như kiểu “đóng bỉm” giúp sữa khi chảy ra có thể thấm sạch. Bạn chú ý khi về đến nhà cần vệ sinh sạch sẽ vùng ngực trước khi cho con bú.
Toàn cảnh cuộc Tọa đàm trực tuyến
Kiều My - Nữ 26 tuổi
Tháng sau là em sinh con, cách đây 2 năm em đã phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực, vậy em có thể nuôi con bằng sữa mẹ không? Bác sĩ thẩm mỹ tư vấn em phẫu thuật nâng ngực theo đường hai bên nách thì về sau vẫn cho con bú được nhưng em vẫn rất lo ạ.
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Việc đặt túi ngực được thực hiện thông qua đường nách và ở trên mô cơ, dưới mô vú, không xâm phạm vào các nang sữa, ống dẫn sữa, quầng thâm và núm vú. Vì vậy, em hoàn toàn có thể cho con bú mẹ bình thường.
Có một điều lưu ý, khi có vấn đề về tuyến sữa trong khi cho con bú thì không chườm nóng và nặn day vú vì có thể làm vỡ những nang sữa và túi silicon sẽ gây tổn thương vú trầm trọng, thậm chí đe doạ tính mạng.
Ngọc Linh - Nữ 25 tuổi
Xin bác sĩ hướng dẫn xử lý tắc tia sữa. Em sinh con được hơn 1 tháng, tuần đầu sữa non về rất tốt, nhưng không hiểu sao mấy hôm nay bị tắc tia sữa. Ngực nổi cục, giơ tay lên cũng đau, chườm nước nóng thì chỉ đỡ đau chút thôi chứ lúc cho con bú lại đau lắm.
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Tia sữa bị tắc thường là do bé bú không đúng khớp (bé chưa ngậm vú đúng cách) nên gây tổn thương núm vú và quầng thâm, bít tắc đường da của tia sữa, các nang sữa bị ứ sữa tạo nên khối cục.
Việc cần làm trước nhất là nên đi khám để kiểm tra tình trạng tổn thương vú, không nặn day và chườm nóng vú để tránh gây tổn thương thêm, sau đó bạn cần phải học cách bế bé bú đúng tư thế và ngậm bắt vú đúng.
Trần Thị Ngọc - Nam 26 tuổi
Tôi có thể trộn chung sữa bột và sữa mẹ cho bé bú được không?
Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia :
Bạn cũng có thể trộn chung sữa mẹ với sữa công thức nhưng trước khi trộn bạn cần pha sữa công thức đúng theo tỷ lệ hướng dẫn trong hộp sữa.
Ngọc Minh - Nữ 29 tuổi
Tôi nghe nói trong sữa mẹ có những dưỡng chất sữa công thức không thể có, xin bác sĩ cho biết đó là những chất gì và tôi nên làm gì để đảm bảo là sữa mình có đủ các chất đó?
Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia :
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất mà không sữa công thức nào có thể thay thế được. Vì trong sữa mẹ có chứa các thành phần sữa công thức không thể có. Đó là các kháng thể các chất kháng khuẩn giúp tăng cường sức miễn dịch, sức đề kháng. Bé được bú sữa mẹ ít ốm đau hơn so với ăn sữa ngoài. Trong sữa mẹ có chứa các lợi khuẩn (probiotic) là một chất cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch, phòng ngừa dị ứng ở em bé.
Thứ ba là hàm lượng các axit béo có trong sữa mẹ như DHA, ARA... cao hơn và tỉ lệ cân đối, phù hợp với e bé hơn. Hàm lượng chất đạm trong sữa mẹ phù hợp với em bé giúp đỡ bị táo bón. Hàm lượng canxi, phot pho trong sữa mẹ ở tỉ lệ phù hợp, dễ hấp thu, có tác dụng phòng ngừa còi xương ở trẻ.
Chính vì vậy bạn hãy cố gắng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến khi bé 2 tuổi thì đảm bảo bé sẽ phát triển cao lớn, khỏe mạnh, thông minh.
Để sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất nói trên, bạn cần ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như chất đạm, béo, đường, vitamin và khoáng chất (kẽm, sắt, canxi, vitamin C, A,...) Tất cả các dưỡng chất này đều có trong thịt, cá, tôm, cua, rau xanh... Không nên ăn kiêng khem quá mức trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
PGS.TS Lưu Thị Hồng cho biết việc chuẩn bị bầu vú trước và sau khi sinh rất quan trọng, sẽ giúp hạn chế tắc sữa và tăng tiết sữa
Hạnh Dung - Nữ 23 tuổi
Bác sĩ ơi, em sắp sinh rồi và cũng biết sữa mẹ tốt thế nào rồi nhưng còn chưa biết cần phải chăm sóc vú như thế nào khi trong thời gian cho con bú. Mong bác sĩ hướng dẫn em chuẩn bị các thứ và một số cách vệ sinh, bảo vệ ngực, vì em nghe nói có mẹ bị tắc sữa ghê lắm, sữa về không đều nữa.
PGS. TS Lưu Thị Hồng, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam; nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế:
Để chuẩn bị cho đầu vú trước và sau khi sinh rất quan trọng vì nếu làm không đúng cách và không cho con bú đúng cách thì sẽ gây tắc sữa và hạn chế tiết sữa. Vì vậy, bạn nhớ vệ sinh đầu vú hàng ngày. Trường hợp tụt núm vú, bạn nên đến bác sỹ khám để hướng dẫn cách lấy đầu vú ra, giúp trẻ có thể bú được ngay sau khi sinh. Nếu dùng miếng lót thấm sữa, bạn nên chọn loại có bề mặt mềm mại với đầu vú và sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, an toàn.
Bạn hãy cho con bú sớm ngay sau sinh, bú đều thường xuyên 2 bên và đúng cách. Vấn đề ăn uống rất quan trọng, đảm bảo uống đủ 2 – 2,5 lít/ngày.
Bên cạnh đó, bạn cần có một tâm lý thoải mái, tránh stress sau sinh, cố gắng trở về trạng thái sinh hoạt ăn uống bình thường.
Pham Phuong - Nữ 28 tuổi
Chào bác sĩ ạ. Em đang nuôi con bằng sữa mẹ. Con em 6 tháng, 7,2kg. Bác sĩ cho em hỏi chế độ ăn uống phù hợp với bà mẹ cho con bú với ạ. Cụ thể bao nhiêu lạng thịt, lạng tôm, cá... hằng ngày. Em cảm ơn ạ.
Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia :
Vì được nuôi bằng sữa mẹ nên hiện con bạn đang phát triển rất tốt, đúng chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. Bây giờ bạn dù đã đi làm nhưng vẫn nên duy trì chế độ ăn để tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ. Chế độ ăn của bà mẹ lúc cho con bú nên ăn 4-6 bữa/ngày, trong đó 2 bữa cơm, 2 bữa cháo và 2 cốc sữa.
Cụ thể lượng thực phẩm 1 ngày như sau:
- Gạo: 300-400g/ngày
- Thịt ( cá, tôm): 200-250g/ngày
- Trứng: 1-2 quả/ngày
- Rau xanh: 400-500 g
- Quả chín: 300-400g
- Sữa: 500-600ml (2-3 cốc)
Ngoài chế độ ăn bạn cần được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, và tích cực cho con bú thường xuyên là cách duy trì nguồn sữa mẹ tốt nhất để tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ.
Phạm Thị Lan - Nữ 32 tuổi
Cháu bé nhà tôi đã được 4 tháng tuổi, nặng 8.3kg, dài 70cm. Cháu bú sữa mẹ hoàn toàn, nhưng đi xét nghiệm máu thì kết quả cho thấy cháu bị thiếu máu và thiếu canxi (hemoglobin 108g/l, Ca++ máu 1.14 lần). Vậy tôi có nên tiếp tục cho cháu bú mẹ hoàn toàn hay không. Xin bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé để cháu phát triển bình thường. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Tôi muốn hỏi bé xét nghiệm máu trong trường hợp nào? Nếu bé được làm xét nghiệm máu trong khi đang có tình trạng nhiễm trùng thì sẽ có hiện tượng thiếu máu, thiếu sắt do cơ thể giấu sắt để chống lại nhiễm trùng. Bạn nên kiểm tra lại khi con khỏi bệnh một vài tuần.
Nồng độ canxi ion trong máu ít thể hiện tình trạng thiếu canxi. Để biết bé có thiếu canxi hay không (trẻ nhỏ thường thiếu vitamin D làm giảm hấp thu canxi) bạn cần làm xét nghiệm nồng độ vitamin D và phosphatase kiềm trong máu và làm lại nồng độ canxi toàn phần và canxi ion trong máu.
Để nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ chỉ cần ăn uống đa dạng, phong phú và theo nhu cầu của mẹ. Mẹ không cần phải ăn bất cứ đồ ăn đặc biệt nào. Có rất nhiều thông tin cần phải có để đánh giá một em bé có phát triển bình thường hay không nhưng hiện tại con bạn đang có cân nặng và chiều cao rất tốt, vì thế bạn cứ yên tâm tiếp tục cho con bú mẹ.
ThS.BS Lê Thị Hải khuyến nghị các thực phẩm có cồn, bao gồm cả rượu nếp đều không tốt cho bà mẹ và trẻ nhỏ
Hà - Nữ 29 tuổi
Bé nhà em đuợc 2 tháng nhưng e không đủ sữa. Có thể uống trà lợi sữa nào để sữa nhiều và đặc hơn không? E thấy khi mình ăn cơm rượu (rượu nếp)sữa đặc hơn vậy ăn thường xuyên có sao không ạ?
Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia :
Trước hết để đủ sữa nuôi con bạn nên thường xuyên cho con bú, đừng nghĩ mình không đủ sữa, chính suy nghĩ đó đã ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Về chế độ ăn uống bạn nên ăn thực phẩm có nhiều nước, không kiêng khem quá mức.
Cũng có thể uống một vài loại trà lợi sữa có nguồn gốc tin cậy và có thương hiệu trên thị trường.
Các chất có trong rượu (kể cả rượu nếp) không tốt cho các bà mẹ đang nuôi con bú, bạn không nên ăn. Việc bạn thấy sữa đặc hơn có thể chỉ là do cảm giác. Điều quan trọng bạn cần theo dõi cân nặng của con, nếu thấy con vẫn lên cân tốt, ngủ ngon giấc, không quấy khóc, đi tiểu nhiều thì chứng tỏ bạn vẫn đủ sữa cho con bú.
Le Thi Thuy - Nữ 26 tuổi
Con tôi sinh được tròn 2 tháng nhưng cháu đi đại tiện ngày từ 5-6 lần, phân có hoa cà, hoa cải có lẫn chất nhày. Vậy cho tôi hỏi cháu đi như thế có bình thường không?
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Phân của bé bú mẹ hoàn toàn thay đổi rất khác nhau giữa các bé và giữa các ngày. Bé có thể 3 - 5 ngày mới đi ngoài một lần, ngược lại cũng có thể đại tiện 5 - 10 lần (thậm chí hơn thế) trong một ngày.
Khi bé đi đại tiện nhiều thì thường phân có nhiều nước và hơi nhầy, có thể sủi bọt, xanh và chua. Nếu bé vẫn chơi ngoan, ăn ngoan, vui vẻ hoạt bát và không có dấu hiệu bệnh tật khác thì mẹ không cần phải lo lắng.
Để vệ sinh cho những bé đi đại tiện nhiều (thường phân chua), mẹ nên rửa trực tiếp dưới vòi nước ấm, thấm khô da hoàn toàn rồi mới đóng bỉm cho trẻ để dự phòng hăm tã.
Lưu Nhung - Nữ 23 tuổi
Có mẹ khuyên tôi cứ để con ngủ thoải mái, có người bảo tôi phải đánh thức con 3 tiếng một lần để cho bú, tôi nên nghe theo ai? Xin bác sĩ cho biết con có thể vừa ngủ vừa bú không?
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Một bé sơ sinh khoẻ mạnh có lượng mỡ trắng dự trữ dưới da khiến bé không bị hạ đường huyết nguy hiểm nên khi bé ngủ bạn không cần phải đánh thức dậy cho bé bú. Việc bạn cần làm là ngủ cạnh con, phát hiện nhu cầu bú của con và cho con bú.
Bé bú mẹ thì nhận được khá nhiều hoóc môn an thần trong sữa mẹ nên sẽ có trạng thái lim dim trong khi bú và có thể ngủ ngay trên bầu vú mẹ. Việc duy nhất bạn cần làm là đánh giá xem khớp ngậm bú và tư thế bú của bé đã đúng chưa và cho bú theo nhu cầu.
lê thị sen - Nữ 33 tuổi
Có phải khi nuôi con bằng sữa mẹ mà ăn rau sống và cá đồng thì trẻ sẽ bị đau bụng và đi ngoài không ạ?
Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia :
Nếu bạn ăn rau sống, nếu bị nhiễm khuẩn thì đầu tiên là ảnh hưởng đến mẹ chứ không thể qua sữa để ảnh hưởng đến con.
Ăn cá đồng trừ trường hợp bạn ăn cá sống thì sẽ ảnh hưởng đến mẹ, hoặc nếu con bạn bị dị ứng với cá thì mới ảnh hưởng. Còn lại không ảnh hưởng đến em bé.
Nhưng theo tôi khi đang nuôi con bú, bạn không nên ăn rau sống, không ăn gỏi cá, không ăn cá nuôi ở vùng ô nhiễm, các kim loại nặng như chì, asen, thủy ngân có thể qua sữa ảnh hưởng đến con.
Nguyễn Hoàng Lan - Nữ 34 tuổi
Tôi đang mang thai tuần thứ 37. Qua tìm hiểu, tôi được biết phụ nữ ở tuần 36 thai kì là có sữa non. Tôi là thử vắt nhưng không có và bị đau ngực nên thôi không làm nữa. Vậy theo bác sĩ, tôi có nhiều khả năng có sữa cho con bú ko? Có người khuyên tôi nên xin sữa của mẹ khác, nhưng có người lại nói không nên do có thể lây nhiễm 1 số bệnh qua sữa. Vậy bác sĩ có lời khuyên nào cho tôi để có thể chuẩn bị tốt nhất cho việc cho con bú mẹ. Chân thành cám ơn bác sĩ
PGS. TS Lưu Thị Hồng, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam; nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế:
Có những người ở tháng cuối thai kỳ có thể thấy tiết sữa, cũng có người không. Việc này không liên quan đến vấn đề tiết sữa sau sinh. Thường sau sinh 3,5 ngày, sữa mới về. Chính vì vậy, các bà mẹ cần cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh (cho dù chưa có sữa) để có nhiều lợi ích, trong đó có việc kích thích tăng tiết sữa cho mẹ.
Việc xin sữa của các bà mẹ khác cũng nên cần cân nhắc để hạn chế việc liên quan đến các bệnh lây truyền mẹ con.
Nguyễn Thị Oanh - Nữ 28 tuổi
Xin kính chào các chuyên gia. Con cháu hiện nay được sáu tháng mười năm ngày. Bé trai nặng 12kg. Cháu bắt đầu cho bé ăn từ khi 6 tháng. Nhưng bé không chịu ăn. Nên mấy hôm nay cháu dừng lại không nấu bột nữa. Cháu xin hỏi là việc cháu dừng lại như vậy có đúng không? Và cháu vẫn đủ sữa cho bé bú bình thường. Cháu xin cảm ơn ạ. Mong phản hồi của các chuyên gia ạ.
Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia :
Việc trẻ chỉ bú mẹ hoàn toàn mà đã bị béo phì cũng có thể gặp trong một số trường hợp, có thể do trong sữa mẹ có hàm lượng chất béo cao hoặc có một số chất gây tăng cân nhanh, hiện chưa được khoa học chứng minh. Hiện nay con cháu đã hơn 6 tháng cũng vẫn phải tập cho trẻ ăn dặm nhưng chỉ cần ăn ít, không nên bỏ bột hoàn toàn.
Cháu có thể cho con ăn chỉ 1-2 bữa/ngày, mỗi bữa chỉ khoảng 50-100ml. Cũng nên cho trẻ bú theo giờ giấc chứ không nên cho bú quá nhiều theo nhu cầu như khi bé dưới 6 tháng. Khi trẻ bú lượng sữa mẹ ít đi sẽ có nhu cầu ăn dặm. Mặt khác cũng giúp cho cháu đỡ bị béo phì sau này.
Lê Thị Thu Hà - Nữ 37 tuổi
Em sinh cháu hơn 7 tháng rồi, dạo này em ăn uống vẫn giống lúc sinh, mà sữa về ít, bác sĩ có cách nào để e có nhiều sữa , e có phải ăn kiêng giống lúc sinh nữa ko ? Hay ăn thoải mái?
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Tại sao bạn lại muốn nhiều sữa? Mẹ chỉ cần đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ. Bạn đã biết thế nào là đủ sữa ở trẻ 7 tháng tuổi chưa? Với em bé bú mẹ thì chỉ cần luôn được bú khi em bé muốn, đầu ra đủ (tè, ị), phát triển tinh thần, vận động và thể chất là đủ.
Ngay cả khi mới sinh, người mẹ cũng không cần phải ăn kiêng hay ăn bất cứ thức ăn đặc biệt nào để có thể nuôi con bú. Bạn chỉ cần đủ kiến thức (trong đầu bạn có sữa) thì tự khắc bạn sẽ đủ sữa cho con bú.
Lê Xuân Thắng - Nam 28 tuổi
Cháu xin hỏi, cháu thấy vợ cháu sữa rất loãng. Được cái là nhiều sữa, cháu thấy nước sữa vợ cháu đôi lúc trong như nước. Vậy có cách nào làm sữa đặc và tăng chất lượng hơn được không ạ.
Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia :
Rất nhiều bà mẹ nhiều sữa nhưng nuôi con mà con lại không nên cân. Sữa chia làm 3 loại và sữa đầu, sữa giữa và sữa cuối. Sữa đầu bao giờ cũng rất nhiều nước hơn, sữa cuối đặc hơn và nhiều protein hơn. Vì vậy trường hợp của vợ cháu, trước khi cho con bú nên vắt bỏ bớt sữa đầu, cho bé bú sữa giữa và đặc biệt là sữa cuối, bú đến kiệt bầu sữa, em bé sẽ nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn, giúp bé tăng cân tốt.
Về chế độ ăn, nên ăn đầy đủ cân đối các nhóm chất, không kiêng khem.
Trần thị Mai - Nữ 28 tuổi
Cháu chào bác sĩ a! Bác sĩ cho cháu hỏi chế độ ăn cho thai phụ sinh thường và sinh mổ có khác gì nhau không? Lần này cháu sinh bé thứ hai,cũng là để mổ, lần sinh trước thì nghe mọi người bảo để mổ phải kiêng ăn nhiều thứ hơn người đẻ thường(vi dụ như ko được ăn thịt gà, bí xanh...)cháu cũng không biết như thế có đúng không những thấy bảo kiêng nên đành làm theo. Xin bác sĩ hãy tư vấn cho cháu ạ. Cháu cảm ơn các bác sĩ nhiều!
Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia :
Chào cháu, dù là sinh mổ hay sinh thường chế độ ăn cũng không có gì khác nhau. Tuy nhiên do sinh mổ phải trải qua phẫu thuật nên những ngày đầu cũng có thể ăn nhẹ hơn, còn lại tất cả các thức ăn khác đều được ăn như sinh thường.
Tất cả các thức ăn như thịt gà, cơm nếp, bí xanh... vốn được cho là không tốt cho người mổ nhưng thực ra không ảnh hưởng gì cả. Kể cả mổ đẻ cháu vẫn ăn được như thường. Bà mẹ sau mổ đẻ thậm chí còn phải ăn nhiều hơn để nhanh chóng phục hồi sau mổ. Trong thịt gà chứa nhiều đạm, kẽm... giúp nhanh lành vết mổ.
Mẹ Tí Béo - Nữ 25 tuổi
Sữa em khá tốt, về rất đều, con cũng chịu bú. Xin bác sĩ cho biết bao giờ nên cho con cai sữa? Em biết có những người có thể cho con bú đến khi con ba tuổi, mà không biết liệu như vậy sữa có còn đủ tốt không, hay là có tạo ra thói quen không tốt cho con không?
Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia :
Thông thường thì nên cai sữa cho bé khi bé 2 tuổi. Nhưng nếu bạn vẫn có điều kiện tiếp tục cho con bú, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ và con, không ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ (trẻ không bị biếng ăn...), không ảnh hưởng đến công việc của mẹ thì bạn vẫn có thể cho con bú đến 3-4 tuổi vẫn không sao cả.
Sữa mẹ lúc này tuy không tốt như lúc mới sinh nhưng vẫn đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
ThS.BS Hoài Nam khuyên nên nuôi dưỡng bằng sữa mẹ tối thiểu đến 2 tuổi để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ
Bùi Thị Thu Hương - Nữ 34 tuổi
Con gái tôi 18 tháng, tôi muốn cho con bú đến 2 tuổi nhưng mọi người bảo cai sữa sớm con sẽ ăn nhiều hơn và nếu để con bú lâu sẽ khó cai. Mong các bác cho lời khuyên, tôi xin chân thành cảm ơn!
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) em bé cần nuôi dưỡng sữa mẹ tối thiểu đến 2 tuổi để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ. Những người khuyên bạn cai sữa sớm là những người thiếu hiểu biết. Bạn cần tự mình trang bị kiến thức đúng để bảo vệ cho con.
Bạn có thể tham khảo cuốn sách "68 ngộ nhận và giấc ngộ nuôi con bằng sữa mẹ" của tác giả Lê Nhất Phương Hồng để có thêm kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ.
Nguyễn Thị Thu Thủy - Nữ 35 tuổi
Tôi ủng hộ việc nuôi con bằng sữa mẹ, con tôi được gần 24 tháng sữa mẹ hoàn toàn nhưng tôi vẫn chưa thấy có kinh lại, vậy cho tôi hỏi như thế có sao không? xin cảm ơn.
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Việc có kinh và việc nuôi con bú sẽ rất khác nhau ở các bà mẹ. Có bà mẹ đã có kinh ngay sau tháng đầu sau sinh và đều đặn. Có những mẹ sau 6 tháng mới bắt đầu có kinh, có mẹ thỉnh thoảng có, hoặc có mẹ hoàn toàn không có kinh trong suốt thời gian nuôi con bú.
Nhưng không có kinh không có nghĩa trứng không rụng. Và bạn hoàn toàn có thể có thai trong khi nuôi con bú dù không có kinh.
Đào Ngọc Hà - Nam 30 tuổi
Con tôi 6 tuần tuổi và bú nhiều hẳn lên, điều này có bình thường không hay do chất lượng sữa của tôi có vấn đề?
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Con bước sang 6 tuần cũng là tuần phát triển nhảy vọt của con. Vì vậy bé bú nhiều lần hơn và bú lâu hơn là chuyện hết sức bình thường. Bạn sẽ để ý thấy là bỉm của bé nặng hơn và cần thay thường xuyên hơn.
Lê Thị Oanh - Nữ 25 tuổi
Chào bác sĩ. Bé nha e được 4 tháng tuổi ạ. Cân nặng lúc sinh là 2.7kg và giờ được 6.5kg. Bé nhà em là bé gái. Vậy bác sĩ cho em hỏi như vậy là bé nhà em có bị còi không ạ?
Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia :
Bạn sinh con không to lắm nhưng hiện tại cân nặng của con bạn đã đạt chuẩn quốc tế. Bạn nên tiếp tục cho con bú sữa mẹ đến khi 6 tháng tuổi rồi hãy cho ăn dặm.
Giang Nam - Nữ 28 tuổi
Các chuyên gia cho tôi hỏi, tôi nuôi bé nhà tôi 22 tháng tuổi bằng sữa mẹ hoàn toàn. Hiện nay tôi vừa muốn cai sữa nhưng cũng muốn duy trì nuôi con bằng sữa mẹ để tăng sức đề kháng cho bé. Tôi đang phân vân thời điểm nào cai sữa cho con là hợp lý, và cách thức cai sữa như thế nào ạ? Tôi xin cảm ơn.
PGS. TS Lưu Thị Hồng, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam; nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế:
Việc nuôi con bằng sữa mẹ được khuyến cáo trong 2 năm đầu. Bởi ở giai đoạn này, trẻ đã tự sản xuất miễn dịch. Bạn nên đến bác sỹ chuyên khoa tư vấn để lựa chọn cách cai sữa phù hợp.
tran ngoc duyen - Nữ 31 tuổi
Con em 6 tháng bú mẹ hoàn toàn, từ khi sinh tới giờ ngày bé ị 4 đến 6 lần 1 ngày,phân nhiều nước nhầy hoa cà hoa cải bé vẫn vui vẻ bình thường, bé chưa ăn dặm. Cho em hỏi con em vậy là bình thường không bác sĩ
PGS. TS Lưu Thị Hồng, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam; nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế:
Bạn cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là rất tốt và phân của bé như vậy là bình thường. Khi nào bạn cho con ăn thêm ngoài thì lúc đó phân sẽ đặc hơn.
Lê Minh Hằng - Nữ 32 tuổi
Bé nhà em không chịu ti mẹ, toàn phải vắt sữa. Em phải làm thế nào để bé chịu ti mẹ? Bé nhà em 6 tháng
PGS. TS Lưu Thị Hồng, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam; nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế:
Việc này liên quan đến vấn đề luyện tập cho bé bú từ khi mới sinh. Hiện bé đã 6 tháng không chịu bú mẹ, bạn có thể vắt sữa và cho con uống bằng thìa. Và việc tạo thói quen bú mẹ cần có sự kiên trì, luyện tập, đừng vội vàng khi thấy con khóc đã dừng lại không cho bú và thay bằng bú bình.
Nguyễn Thị Trường - Nữ 27 tuổi
Chào bác sỹ, bác sỹ tư vấn giúp em vấn đề nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ với ạ. Con em hiện tại 9 tháng, cân nặng 8.7kg, chiều cao 73cm, bé bú mẹ hoàn toàn và ngày ăn 2 bữa. Bác sỹ tư vấn dùm e là bé nhà em có cần uống thêm sữa công thức không ạ, vì ai gặp cũng nói em nên cho bé bú thêm sữa công thức mới bổ sung đủ chất, hiện tại sữa em nhiều bé bú có khi dư nữa ạ, như vậy e có nên cho bé bú thêm sữa công thức không ạ. Em cảm ơn nhiều ạ.
Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia :
Hiện tại con bạn phát triển hoàn toàn bình thường. Bạn đang nhiều sữa thì không cần thiết phải cho con ăn sữa bột công thức mà chỉ cần bú mẹ và ăn dặm là đủ.
Tuy nhiên từ 9 tháng tuổi thì bạn nên tăng thêm cho con một bữa ăn dặm nữa và có thể tập cho con ăn thêm sữa chua, váng sữa. Sữa bột công thức không thể nào nhiều chất dinh dưỡng hơn sữa mẹ.
Phạm Thị Linh - Nữ 30 tuổi
E muốn nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Nhưng khi mới sinh sữa chưa về kịp thì làm sao có sữa mẹ cho trẻ ăn lúc đó?
PGS. TS Lưu Thị Hồng, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam; nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế:
Bạn cần cho bú ngay sau sinh trong vòng 1 giờ đầu và cho bú thường xuyên để kích thích tiết sữa.
Trần Thị Hồng - Nữ 28 tuổi
Bé nhà em được 4,5 tháng tuổi em cho bé bú mẹ hoàn toàn từ lúc sinh tới giờ. Hiện tại sữa của em ít đi con ăn không đủ nên khóc, đầu ti của em xuất hiện 1 chấm nhỏ màu trắng không có mủ. Xin bác sĩ tư vấn để em có thên sữa cho con bú trong 6 tháng đấu ạ. Em xin cảm ơn!
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Bạn dựa vào dấu hiệu nào để biết bé bú không đủ? Vì bé khóc không phải dấu hiệu bé bú thiếu. Bé bú đủ thì đầu ra sẽ đủ, bé sẽ ị đủ, tè đủ, phát triển tinh thần, vận động và thể trạng theo tuổi.
Nốt trắng không mủ trên đầu vú bạn là một điểm loét hoặc còn gọi là mụn sữa do bé bú không đúng. Bạn cần đi khám và kiểm tra lại cách ngậm vú của trẻ để trẻ ngậm vú đúng thì sẽ không gây hiện tượng trên.
Có rất nhiều ngày trong quá trình phát triển của trẻ, trẻ "ngoan" và những ngày khác thì trẻ "hư". Thực ra, bạn cần đọc và học về sự phát triển của trẻ, đặc biệt là những tuần lễ biến đổi của trẻ (wonder weeks), những tuần phát triển nhảy vọt của bé và những thời điểm quấy khóc nhiều (fussy night) để hiểu con hơn.
Bạn không cần phải làm bất cứ gì để thêm sữa cho con mà chỉ cần cho bú đúng và đáp ứng đủ nhu cầu của em bé.
Vũ Thị Nhung - Nữ 28 tuổi
Chào bác sĩ, Hiện tại cháu đang nuôi con nhỏ được 5 tháng, 2 tháng đầu tiên sữa của cháu về rất nhiều, tuy nhiên sau đó sữa lại có những đợt ít đi trong thấy. Trong thời gian gần đây cháu đi làm thì sữa tự nhiên ít đi hẳn,cháu đã có uống 1 số thuốc kích sữa tuy nhiên tình hình ko được cải thiện nên nhiều. Vậy cháu muốn được hỏi bác sĩ là làm cách nào để sữa cháu về nhiều ạ. Cháu xin cảm ơn bác sĩ
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Sau 6 đến 8 tuần sau sinh trở đi, bầu vú đã bước sang giai đoạn tiết sữa số 3. Đặc điểm của giai đoạn này là bầu vú không còn căng như trước, sữa không còn rỉ ra nhiều ở bầu vú còn lại khi bé đang bú bầu vú này. Thậm chí bạn có thể thấy vú mềm và không căng nữa trong nhiều giờ. Nhưng bé cứ bú thì sữa sẽ vẫn sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu của bé.
Bạn đi làm từ rất sớm sẽ gián đoạn quá trình bú của bé, bầu vú không nhận đủ tín hiệu kích thích (bú) có thể sẽ làm sản lượng sữa ít đi. Vì vậy, bạn cần sắp xếp thời gian vắt hoặc hút sữa trong khi đi làm đảm bảo 3 - 4 giờ vắt sữa một lần sẽ duy trì đủ sản lượng sữa cho bé.
Bạn cũng nên đọc các dấu hiệu bú đủ của bé để biết rằng con bạn có đang đủ sữa hay không chứ không nên mong sữa về nhiều (dư sữa).
Lại Bạch Thị Thu Hà - Nữ 35 tuổi
Tôi nuôi con bằng sữa mẹ 6 tháng hoàn toàn, tới nay cháu được 7 tháng và tôi đã đi làm. Hiện nay thì sữa của tôi rất ít, vậy làm thế nào để vẫn có nhiều sữa? Tôi vẫn vắt mỗi ngày 1 lần vì mỗi lần vắt 40phút/80ml. Có cần tăng lượng vắt lên không? Bác sỹ tư vẫn cho tôi phương pháp ăn dặm nào tốt cho con và phù hợp với người bận rộn. Cảm ơn bác sỹ.
Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia :
Chào bạn, việc bạn nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là rất tốt. Khi bạn đi làm lượng sữa sẽ ít hơn vì con không được bú mẹ thường xuyên. Nếu bạn vẫn muốn nuôi con bằng sữa mẹ thì phải duy trì việc vắt sữa. Bạn nên tăng số lần vắt và cố gắng tạo mọi điều kiện để cho con bú mẹ trực tiếp.
Trường hợp vẫn thiếu sữa thì bắt buộc phải cho con ăn thêm sữa bột công thức dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Đến giai đoạn này ăn dặm cũng rất quan trọng. Để tiện lợi cho bé ăn dặm không mất nhiều thời gian, bạn có thể dùng bột ăn dặm bán sẵn của một số hãng có uy tín trên thị trường hoặc bạn nấu cháo xay cho bé ăn cả trong một ngày. Sáng ra có thể nấu cháo xay sẵn cho bé ăn cả ngày.
Những ngày nghỉ bạn có thể chuẩn bị thức ăn trước để trên ngăn đá (thịt, cá, tôm đã xay sẵn, chia thành nhiều túi nhỏ theo nhu cầu của bé), thông thường khoảng 20-30 g/bữa. Thức ăn để trong ngăn đá có thể dùng trong 1 tuần nhưng bạn nên giã đông từ từ bằng cách cho thức ăn từ ngăn đá xuống ngăn mát từ hôm trước, giúp thức ăn giữ nguyên được độ tươi ngon. Làm như vậy bạn vẫn thường xuyên thay đổi được thức ăn cho con mà không mất nhiều thời gian.
Ngọc Minh - Nữ 29 tuổi
Chào bác sĩ! Tôi sinh con được 4 tháng, tôi có vào điều muốn hỏi:1) con tôi khi sinh non khi 34 tuần sau đó phải nằm viện cách ly mẹ một tháng. Sau đó cháu chỉ bú bình không bú mẹ trực tiếp. Tôi thường vắt sữa bằng máy hút điện nhưng được rất ít sữa. Làm thế nào để tôi có nhiều sữa hơn cho con ăn. 2) khi vắt sữa lượng sữa hai bên ngực không đều, bên trái vắt được rất ít chỉ khoảng 10ml nên hai bầu ngực bị lệch, làm sao để lượng sữa 2 bên cân bằng.
PGS. TS Lưu Thị Hồng, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam; nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế:
Việc bé nằm cách ly mẹ tới 1 tháng đã khiến trẻ không có thói quen bú mẹ. Bạn cần kiên trì tập cho con bú mẹ và bú đều cả hai bên, bú đúng cách, ăn uống đầy đủ. Khi con bú như vậy thì sẽ giúp sữa ra nhiều và ra đều.
Phạm Thị Thanh Tâm - Nữ 27 tuổi
Con e bây giờ được 3 tháng 20 ngày. Hồi cháu được 3 tháng cân nặng được 6.6kg. E cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. So với các bé bú thêm cả sữa công thức thì bé nhà em ít cân hơn. Cho e hỏi liệu bé nhà em có bị nhẹ cân so với chuẩn ko? Nếu nhẹ cân thì em có phải cho bé bú thêm sữa ngoài không ạ? Bé nhà em là bé gái. Mong chương trình tư vấn cho em
Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia :
Thông thường trẻ được bú mẹ chỉ phát triển đúng theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. Chính vì vậy nuôi con bằng sữa mẹ sẽ phòng ngừa được cả suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì. Có rất nhiều bé ăn sữa bột công thức tăng cân nhanh hơn do hàm lượng đạm trong sữa bột cao, sau này dễ bị thừa cân béo phì.
Con bạn phát triển như vậy là hoàn toàn bình thường, thậm chí đã vượt chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới vì với bé gái 3 tháng tuổi chỉ cần đạt 5,8kg. Bạn cứ tin tưởng tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng, sau đó kết hợp với ăn dặm và cho bú tiếp tục đến 2 tuổi mà không cần ăn thêm bất kỳ một loại sữa bột công thức nào.
Đặng Thị Tuyết - Nữ 35 tuổi
Em mới sinh mổ bé thứ 2 được 2 tháng. Em rất muốn nuôi con bằng sữa mẹ. Nhưng thời gian qua e tích cực kích sữa bằng đủ các loại vẫn ko đủ sữa cho bé ti. Em ăn 2-3 bát cơm một bữa. Tích cực cho bé ti. Thực phẩm là thịt nạc kho, thịt bò, thịt gà, rau ngót, đậu cô ve, mồng tơi, rau đay, bao tử hoa chuối và đu đủ xanh ninh móng giò, móng chó... kết hợp uống ngũ cốc lợi sữa bằng 13 loại hạt, uống cao chè vằng... Kết quả em vẫn ít sữa. BS cho em hỏi làm thế nào để đủ sữa cho bé ạ? Bé nhà em khi sinh đc 3.3kg. 2 tháng đc 5,6kg. 2 tháng qua bé uống thêm sữa ngoài 4 hộp 800g nữa ạ.
PGS. TS Lưu Thị Hồng, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam; nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế:
Một trong những cách có thể kích thích tiết sữa là cần cho trẻ bú sớm, bú đúng cách, bú thường xuyên. Trong vòng 2 tháng mà bạn đã cho con uống đến 4 hộp sữa loại 800g là quá nhiều. Điều đó chứng tỏ, bạn cho con bú ngoài nhiều, chưa bú mẹ nhiều, thường xuyên, khiến cơ thể hạn chế tiết sữa.
Bởi vậy, ngoài chế độ ăn uống, bạn cần tăng cường cho con bú nhiều, ngay cả khi cơ thể tiết ra ít sữa để kích thích tăng tiết sữa.
Mai Trang - Nữ 24 tuổi
Em sinh con được 2 tháng rồi và nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, nhưng gần đây xảy ra tình trạng sữa bị chua, mùi lạ, con không chịu bú. Em không gặp vấn đề gì về sức khỏe, vẫn ăn uống các món lành, lợi sữa như cơm với canh rau ngót thịt nạc, cháo móng giò, nên không biết lý do tại sao xảy ra tình trạng trên. Em lo quá, không biết có phải cai sữa sớm cho con không. Rất mong bác sĩ tư vấn giải quyết.
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Sữa sẽ có mùi vị thay đổi phụ thuộc theo đồ ăn mẹ ăn vào nhưng không hề ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Ngay cả trường hợp tổn thương núm vú và bầu vú trong tắc sữa, bé vẫn có thể bú mẹ bình thường.
Trường hợp của bạn tôi không rõ bạn cho bé bú trực tiếp hay là cho bé bú bình sữa mẹ, hay vừa bú bình vừa bú mẹ?
Nếu bạn chỉ cho bé bú trực tiếp mà bé từ chối bú thì có một vài khả năng sau xảy ra: Bé ốm mệt, viêm họng, nghẹt mũi khó bú; tia sữa phun quá mạnh và bé sợ; bạn có thể đang gặp vấn đề về núm vú và bầu vú làm thay đổi vị thật mà bé chưa thích ứng với điều này. Lúc này, bạn chỉ cần động viên bé, đáp ứng nhu cầu của bé.
Nếu bé vừa bú mẹ, vừa bú bình thì có khả năng bé lựa chọn bình mà không bú trực tiếp. Bạn cần kiểm tra lại quy trình vắt và bảo quản để đảm bảo sữa không bị hỏng.
Bạn nên gặp một chuyên gia về sữa mẹ, hoặc những người hiểu biết về sữa mẹ để được phát hiện và tư vấn, hỗ trợ phù hợp. Bạn có thể đến Hội sữa mẹ trên facebook để được thảo luận, giúp đỡ.
Pham thi thanh hien - Nữ 34 tuổi
Em sắp hết thời gian nghỉ sinh, cũng đã trữ lạnh được đủ ăn cho con trong 5-6 tuần, nhưng em vẫn muốn vừa đi làm vừa nuôi con bằng sữa mẹ đến khi hết sữa thì thôi. Công việc của em là làm văn phòng, tuy nhiên cũng có lúc làm giấy tờ gấp nên ăn uống bị lệch bữa, như vậy có ảnh hưởng đến chất lượng sữa không? Rất mong bác sĩ hướng dẫn để em nuôi con sữa mẹ được lâu dài ạ.
Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia :
Muốn nuôi con bằng sữa mẹ lâu dài thì việc duy trì nguồn sữa mẹ là rất quan trọng. Để có nguồn sữa lâu dài đó, điều quan trọng nhất là cho con bú càng nhiều càng tốt, nếu bạn phải đi làm thì bạn phải vắt sữa, không để sữa bị ứ đọng ở bầu sữa. Bạn có thể vắt sữa ở cơ quan rồi trữ lạnh mang về nhà cho bé dùng.
Nếu bạn biết vắt sữa đúng cách và thường xuyên thì chắc chắn vẫn có sữa cho con bú. Bạn cần duy trì chế độ dinh dưỡng, nếu bận không kịp ăn thì cần bổ sung ngay bằng bữa phụ như ăn bánh, uống sữa... và sau đó vẫn phải ăn đủ bữa. Buổi tối về vẫn nên ăn thêm bữa phụ như cháo, súp, uống sữa nóng trước khi đi ngủ cũng giúp sữa tiết ra nhiều hơn. Bạn cũng nên tranh thủ cho con bú trực tiếp càng nhiều càng tốt vì chính động tác bú của đứa trẻ là yếu tố quan trọng giúp mẹ tiết sữa.
Huynh Ngoc Diem - Nữ 37 tuổi
Bé trai nhà em được 13 tháng. Hiện tại bé vẫn bú mẹ ban đêm. Do bé thường bú bên ti phải nên ngực phải bị to hơn ngực trái, em cũng cố gang cho bé bú ti bên trái nhưng có vẻ như sữa ít nên chàng không chịu bú mà kéo ti bên phải lại để ti. Vậy em phải làm sao để kích thích sữa ti bên trái để ngực không bị bên to bên nhỏ khi bé không còn bú mẹ nữa. Cảm ơn Bác sĩ.
PGS. TS Lưu Thị Hồng, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam; nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế:
Trẻ bú đều 2 bên rất quan trọng, kể cả khi bên tiết ra ít sữa, bên tiết ra nhiều. Việc chỉ tập trung bú 1 bên sẽ khiến bên kia dần dần mất sữa.
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Nữ 24 tuổi
Tôi có con nhỏ 2,5 tháng, khoảng 1 tuần nay lượng sữa giảm đi khoảng 1/2, bé bú dường như đủ. Tôi cũng có phòng thêm sữa công thức nhưng rất hạn chế cho bé ăn vì biết là không an toàn với con,trường hợp thiếu quá mới dùng đến. Theo dõi bé thì 2 tuần nay bé không tăng được kg dù bé vẫn ăn ngủ ngoan, không quấy khóc, đêm ngủ ngoan. Vậy chuyên gia cho tôi hỏi với lượng sữa của mẹ như vậy có ảnh hưởng đến việc ăn và tăng trưởng của bé? Bé không tăng trưởng trong thời gian vừa rồi liệu có vấn đề gì không ạ? Ăn uống bổ sung và kích sữa đều mà vẫn không trở về như lượng sữa trước thì tôi cần làm gì để cải thiện ạ? Tôi xin cảm ơn.
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Bạn có cho bé bú trực tiếp không? Theo tôi đoán, bạn đang cho bé bú bình sữa mẹ và đo lượng sữa vắt ra được thấy giảm đi. Với bé nhỏ dưới 6 tháng, nhu cầu sữa mẹ của bé sẽ là 100 - 120ml/1kg cân nặng trong 24 giờ. Bạn có thể tự tính toán với cân nặng con của bé.
Có khá nhiều lý do khiến cho bé không tăng cân và bạn cũng không nên cân bé quá thường xuyên. Hàng ngày, để biết bé bú đủ thì nhìn vào lượng đi tiểu tiện và đại tiện của bé, tiểu đủ thì bú đủ.
Bạn nên gặp chuyên gia sữa mẹ để được tư vấn
Thu Hoài - Nam 26 tuổi
Em hay bị sữa tràn mà đi làm ngại giặt khăn, em nghĩ ra cách cắt miếng bỉm của con để lót vào áo ngực. Thấm hút khá tốt. Nhưng cách này có thực sự an toàn không ạ?
PGS. TS Lưu Thị Hồng, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam; nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế:
Sử dụng bỉm để đóng chất thải khác với việc dùng để thấm hút sữa vì nó liên quan đến việc cho con bú. Hiện trên thị trường cũng đã có bán sản phẩm lót hút sữa được đặt sau áo ngực, bạn có thể tham khảo như miếng lót thấm sữa Moony.
Thu Hoài - Nam 26 tuổi
Em hay bị sữa tràn mà đi làm ngại giặt khăn, em nghĩ ra cách cắt miếng bỉm của con để lót vào áo ngực. Thấm hút khá tốt. Nhưng cách này có thực sự an toàn không ạ?
PGS. TS Lưu Thị Hồng, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam; nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế:
Sử dụng bỉm để đóng chất thải khác với việc dùng để thấm hút sữa vì nó liên quan đến việc cho con bú. Hiện trên thị trường cũng đã có bán sản phẩm lót hút sữa được đặt sau áo ngực, bạn có thể tham khảo như miếng lót thấm sữa Moony.
Nguyễn Thu Hằng - Nữ 31 tuổi
Tôi mới sinh con được 2 tháng và cho con bú bằng sữa mẹ, nhưng tôi bị tiểu đường tôi băn khoăn liệu con tôi có bị ảnh hưởng xấu không khi bú sữa của mẹ tiểu đường, tôi cũng không dám ăn nhiều tinh bột cũng như trái cây có hàm lượng đường cao như vậy con tôi có thể sẽ thiếu chất dinh dưỡng. Tôi rất băn khoăn xin chuyên gia cho tôi lời khuyên, tôi xin cảm ơn
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Sữa của bà mẹ bị tiểu đường không hề gây tác động xấu đến trẻ. Thậm chí, mẹ tiểu đường cho bú lâu dài và liên tục sẽ giúp kiểm soát đường huyết của mẹ.
Sữa mẹ được gọi là máu trắng của mẹ sẽ luôn đủ đáp ứng nhu cầu của con. Trừ trường hợp bà mẹ bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng và lâu dài, thế nên bạn cứ yên tâm cho con bú.
Nguyễn Thị Thanh - Nữ 29 tuổi
Con tôi 1 tuổi, nhưng tôi ít sữa cho cháu bú và chỉ bú đêm, ngày tôi đi làm. Vậy tôi có nên cai sớm cho cháu ngủ suốt đêm không?
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Bạn đi làm cả ngày thì bé đã thiệt thòi không được gần mẹ, không được ôm mẹ vì vậy khi mẹ về và bú đêm, bé sẽ bú mẹ, đòi mẹ liên tục để bù đắp cho ban ngày. Thậm chí có những đêm trẻ nhai vú cả đêm.
Thường là bé chuẩn bị ốm, hoặc đang đến giai đoạn phát triển của bé, việc cho bú đêm là rất quan trọng về phát triển thể chất và tinh thần của bé. Đồng thời, cho bú đêm cũng duy trì sản lượng sữa mẹ. Cho nên, theo tôi bạn nên tiếp tục cho trẻ bú theo nhu cầu.
bùi văn kiên - Nam 47 tuổi
Trẻ 18 tháng tuổi bú sữa mẹ có còn chất dinh dưỡng không ?
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Sữa mẹ là chuyển dạng của máu mẹ. Bao giờ máu mẹ hết chất thì sữa mẹ mới hết chất dinh dưỡng. Trẻ càng lớn, sữa mẹ càng có nhiều kháng thể và các yếu tố chống lại bệnh tật. Trong lịch sử loài người, trẻ tự bỏ bú từ 3, 5 tuổi đến 6 tuổi. Cho nên bạn không cần phải lo về chất lượng sữa.
Cao Thi Xuân Uyên - Nữ 28 tuổi
Khi mẹ cáu giận tại sao không nên cho con bú? Vì sao?
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Cái này cũng là một trong những ngộ nhận, xuất phát từ một bài báo, từ một nguồn không rõ ràng. Bà mẹ cáu giận có thể làm giảm sản lượng sữa mẹ tại thời điểm đó nhưng không làm giảm chất lượng sữa. Khi cho bú, mẹ và bé đều nhận được các hoóc môn an thần, giảm đau và sung sướng. Vì vậy, cho con bú khi con nóng giận làm cho mẹ bình tâm hơn.
Thu Hoài - Nam 26 tuổi
Em đang nuôi con bằng sữa mẹ mà mới đi làm lại ngày nào cũng lo tràn sữa ướt ngực. Em nghe nói dùng miếng lót thấm sữa dùng một lần rất tiện mà chống sữa tràn. Xin bác sĩ cho biết dùng miếng lót thấm sữa thế nào cho an toàn? Nếu mà chưa thấm đẫm quá thì bao lâu nên thay một lần ạ?
PGS. TS Lưu Thị Hồng, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam; nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế:
Đây là một sản phẩm rất tiện lợi với các bà mẹ cho con bú, nhưng việc sử dụng cũng cần bảo đảm vệ sinh. Khi miếng lót thấm đẫm thì cần thay, và thông thường, bạn chỉ nên sử dụng miếng lót hút sữa từ 2-4 giờ, và cần vệ sinh đầu vú trước khi cho con bú.
Thu Hoài - Nam 26 tuổi
Em đang nuôi con bằng sữa mẹ mà mới đi làm lại ngày nào cũng lo tràn sữa ướt ngực. Em nghe nói dùng miếng lót thấm sữa dùng một lần rất tiện mà chống sữa tràn. Xin bác sĩ cho biết dùng miếng lót thấm sữa thế nào cho an toàn? Nếu mà chưa thấm đẫm quá thì bao lâu nên thay một lần ạ?
PGS. TS Lưu Thị Hồng, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam; nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế:
Đây là một sản phẩm rất tiện lợi với các bà mẹ cho con bú, nhưng việc sử dụng cũng cần bảo đảm vệ sinh. Khi miếng lót thấm đẫm thì cần thay, và thông thường, bạn chỉ nên sử dụng miếng lót hút sữa từ 2-4 giờ, và cần vệ sinh đầu vú trước khi cho con bú.
ThS.BS Hoài Nam cho rằng ngượi mẹ cần học các dấu hiệu bú đủ của bé để biết rằng con bạn có đang đủ sữa hay không chứ không nên mong sữa về nhiều (dư sữa).
Thu Hoài - Nam 26 tuổi
Em đang nuôi con bằng sữa mẹ mà mới đi làm lại ngày nào cũng lo tràn sữa ướt ngực. Em nghe nói dùng miếng lót thấm sữa dùng một lần rất tiện mà chống sữa tràn. Xin bác sĩ cho biết dùng miếng lót thấm sữa thế nào cho an toàn? Nếu mà chưa thấm đẫm quá thì bao lâu nên thay một lần ạ?
PGS. TS Lưu Thị Hồng, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam; nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế:
Đây là một sản phẩm rất tiện lợi với các bà mẹ cho con bú, nhưng việc sử dụng cũng cần bảo đảm vệ sinh. Khi miếng lót thấm đẫm thì cần thay, và thông thường, bạn chỉ nên sử dụng miếng lót hút sữa từ 2-4 giờ, và cần vệ sinh đầu vú trước khi cho con bú.
Nguyễn Thị Mai - Nữ 30 tuổi
Cháu mới sinh bé được 3 tuân nhưng không đủ sữa cho con bú. Cháu phải làm thế nào ạ?
Ths.Bs. Lê Thị Hải – Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia :
Trước hết cháu cần phải tin tưởng là mình đủ sữa nuôi con. Thứ 2 là bạn cần tích cực cho con bú thường xuyên và bú đúng cách (cho trẻ ngậm hết quầng thâm của núm vú; đầu và mông trẻ phải nằm trên một đường thẳng; mặt của trẻ quay vào bầu ti mẹ; khi mút sữa 2 má bé phồng ra chứ không hóp vào). Khi cho con bú đúng cách sẽ giúp kích thích tăng tiết sữa mẹ nhiều hơn.
Chế độ ăn uống cần nhiều nước, nhiều bữa trong ngày. Đảm bảo ngủ đủ giấc và tinh thần thoải mái.
Nếu làm tất cả như vậy mà bé vẫn không đủ sữa như tiếu ít, khóc nhiều, tăng cân chậm thì bạn bắt buộc phải cho con uống thêm sữa bột công thức dành cho bé dưới 6 tháng tuổi.
Bùi Hương - Nữ 24 tuổi
1. nếu khi sinh trẻ chưa bú được sữa mẹ thì nên xin sữa mẹ khác hay dùng sữa bột. 2. Có thể vắt sữa non dự trữ thật hay không? 3. Sữa mẹ bảo quản được bao lâu trong tủ đá? 4. Nên bắt đầu massage vú tuần bao nhiêu? 5. Ở tam cá nguyệt thứ 3 có thể ăn gì để nhanh có sữa khi sinh? Cảm ơn bác sĩ.
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Nếu vì một điều kiện nào đó mà sau sinh mẹ không cho bé bú được, bé có nguy cơ hạ đường huyết thì có các lựa chọn tiếp theo là sữa mẹ đẻ vắt trữ trước khi sinh hoặc sữa xin của các mẹ khoẻ mạnh khác.
Sữa mẹ bảo quản trong tủ đá thông thường có thể để được 3 - 6 tháng. Trong những tủ trữ đông chuyên dụng có thể để đến 12 tháng.
Massage bầu vú có thể bắt đầu từ tuần thứ 16. Vắt sữa non có thể bắt đầu khi kết thúc tuần 36, sang tuần thai thứ 37.
Bạn chỉ cần chuẩn bị kiến thức đúng và tìm kiếm những người đồng minh có niềm tin về sữa mẹ hỗ trợ bạn là hoàn toàn có thể nuôi con bằng sữa mẹ thành công.
Lưu Hồng Thuận - Nữ 26 tuổi
Liên quan đến câu trả lời về việc trữ sữa non trước khi sinh của bác sỹ Nguyễn Hoài Nam, tôi được biết rất nhiều chuyên gia khác có quan điểm trái chiều. Ví dụ: "Tiến sĩ Trần Danh Cường, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương, cũng cho rằng từ trước đến nay, hầu như chưa có bác sĩ sản khoa nào khuyến khích sản phụ vắt sữa non trước sinh. "Việc này chưa biết tác dụng đến đâu nhưng nguy cơ trước mắt có thể thấy ngay là việc nặn bóp đầu vú có thể gây cơn co tử cung và khiến phụ nữ mang thai đẻ non", ông Cường nói."
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có hướng dẫn cụ thể về quy trình vắt và trữ sữa non trước khi sinh. Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh rằng việc vắt và trữ sữa non, cho bé bú khi mẹ mang bầu là an toàn.
Có một vài chống chỉ định cũng đã được nêu rất rõ trong hướng dẫn của WHO, ví dụ như có tiền sử sảy thai nhiều lần trước đó, hoặc có dấu hiệu sinh non, doạ sảy trước đó. Hoặc khi vắt sữa có từ 4 cơn co trong vòng 1 tiếng.
Nguyen Thi Hai - Nữ 32 tuổi
Thưa Bác sĩ em sinh con thứ 2 được 20 tháng rồi còn en được 12.5kg cháu rất lười ăn rất thích bú mẹ. Em đang có ý định cai sữa để con chịu ăn có nên không? em muốn hỏi cai sữa khi còn bao nhiêu tháng tuổi là tốt nhất?
PGS. TS Lưu Thị Hồng, Tổng Thư ký Hội Phụ sản Việt Nam; nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế:
Bạn vẫn nên cho con bú nhưng cần đúng giờ và sau ăn dặm, không nên cho bú tùy tiện.
Dương Thị Thanh Hiền - Nữ 27 tuổi
Bé 10 tháng bú tháng bú mẹ hoàn toàn thì lượng nước bổ sung hằng ngày là bao nhiêu ạ,mọi người đều bảo tôi chỉ cho bé bú mẹ tới lúc 1 tuổi ,qua 1 tuổi phải cai mẹ và cho uống sữa ngoài như vậy có đúng ko? Xin cám ơn các chuyên gia.
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Bé dưới 1 tuổi sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Bạn chỉ cần bổ sung nước khi trẻ có nước tiểu sẫm màu. Nhưng bạn cần tập thói quen uống nước cho bé có thể bằng ống hút hoặc bằng cốc.
Phải có rất nhiều lý do chính đáng thì WHO mới khuyến cáo trẻ cần bú mẹ tối thiểu 24 tháng. Vì thế, bạn nên cho con bú tối thiểu đến 24 tháng.
Ngô Thị Bích Ngọc - Nữ 38 tuổi
Chào Bác sĩ. Bs cho hỏi sữa mẹ vắt ra để tủ lạnh,nếu muốn làm ấm sữa thì dùng cách nào là tốt nhất mà không làm mất đi dinh dưỡng của sữa mẹ. Xin cảm ơn Bs a.
Ths.Bs. Lê Thị Hải – Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia :
Để làm ấm sữa cho con mà không làm mất chất dinh dưỡng trong sữa, tốt nhất bạn nên ngâm bình sữa vào cốc nước nóng trên 60 độ chứ không được cho sữa vào lò vi sóng hoặc đun sôi sữa.
Le Thi Thuy - Nữ 26 tuổi
Con tôi sinh cháu được 2 tháng, cân nặng 5,7kg, trung bình bé đi đại tiện 4-5 lần/ngày, hoặc 6 lần/ngày, phân hoa cà hoa cải có lẫn 1 chút nhày nhày; thóp của bé cũng khá rộng khoảng hơn đốt ngón tay và chiều dài khoảng 3 đốt ngón tay. Vậy cho tôi hỏi bé có sao không thưa bác sĩ.
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Về thể trạng, những thông tin bạn đưa thì cháu đang phát triển bình thường.
Bé đẻ ra với thóp rộng thì thóp sẽ liền muộn. Bé đẻ ra với thóp nhỏ thì sẽ liền thóp sớm.
Việc bé bú mẹ đại tiện như vậy là hoàn toàn bình thường.
Phan Thị Kiều Oanh - Nữ 26 tuổi
Dạ chào các bác sĩ. Con cháu mới sinh đuợc gần 6 tuần ( cháu sinh ngày 1/12). Cháu biết sữa mẹ rất tốt nên vẫn cố gắng cho bé bú mẹ hoàn toàn. Cháu muốn cho bé bú mẹ đến 2 tuổi thì có tốt không ạ? Không bổ sung sữa công thức sau 1 tuổi thì bé vẫn có thể phát triển tốt chứ ạ? Cháu nên ưu tiên sữa tươi hay sữa công thức sau 1 tuổi ạ?
Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia :
Việc cháu có ý định nuôi con bằng sữa mẹ đến 2 tuổi là rất tốt. Sau một tuổi nếu cháu vẫn có đủ sữa nuôi con thì không cần cho con uống thêm sữa bột công thức vì sữa mẹ vẫn đủ chất dinh dưỡng giúp bé phát triển tốt.
Từ 2 tuổi có thể cho bé uống sữa tươi cũng được, không nhất thiết phải uống sữa bột. Tuy nhiên cũng tùy theo sở thích của trẻ, nếu trẻ thích sữa bột hơn thì chứ cho trẻ uống sữa bột.
Lưu Thu Giang - Nữ 26 tuổi
Em đã được nhiều mẹ chỉ dẫn và cũng đọc báo để biết các mẹo kiểm tra con đã bú đủ chưa, khi nào con đói. Nhưng hiện nay em đã trữ lạnh sữa và muốn người nhà giúp em cho con ăn khi em đi làm, nên em vẫn muốn biết cụ thể tốt nhất là nên cho con bú một ngày bao nhiêu lần, mỗi lần cho con ăn bao nhiêu là đủ? Cháu nhà em được hơn 5 tháng rồi ạ.
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Bạn có đang cho con bú trực tiếp không? Nếu cho bú trực tiếp thì theo dõi đầu ra của em bé, bé tè, ị, phát triển thể chất, tinh thần, vận động bình thường là bé bú đủ.
Với các bé dưới 6 tháng, nhu cầu sữa mẹ của trẻ là khoảng 100 - 120ml/kg/24 giờ. Nhưng bạn đừng quá lăn tăn nếu bé bú bình ít, thậm chí không bú khi mẹ đi vắng. Khi mẹ về, em bé sẽ bú bù, đủ lượng nhu cầu.
Nguyễn Thị Hoa - Nữ 31 tuổi
Khi sinh bé đầu tôi bị tắc tia sữa. bây giờ tôi chuẩn bị sinh bé thứ 2. liệu có cách nào để phòng tắc tia sữa không ạ?
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Tắc tia sữa thường là hậu quả của việc thực hành bú không đúng. Vì vậy, để không bị tắc sữa trong tương lai thì bạn cần phải biết và thực hành da tiếp da, để bé tự tìm bắt vú, ngậm bắt vú đúng.
Ngoài ra, bạn cũng cần các biện pháp chăm sóc ngực để đảm bảo vệ sinh ngực, ví dụ dùng dụng cụ hút sữa, giúp giữ cho vú không bị căng tức, sử dụng miếng lót thấm sữa chống tràn sữa để giữ khô thoáng, khỏe mạnh.
Nguyễn Hữu Hiếu - Nam 36 tuổi
Xin kính chào chuyên gia. Cho xin hỏi . Cho con bú mẹ thời gian dài trẻ em thông thường khỏe mạnh và thông minh trẻ nhỏ ăn sữa ngoài. Phải không ạ. Xin cảm ơn
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Nam - Bác sĩ, Giảng viên Đại học Y Hà Nội:
Tôi không tán thành việc so sánh trẻ này với trẻ khác. Trẻ bú mẹ đương nhiên sẽ khoẻ mạnh hơn và thông minh hơn bản thân đứa trẻ nếu nó không được bú sữa mẹ.
Trẻ bú mẹ được ôm ấp nhiều hơn, được gần gũi nhiều hơn thông qua các cữ bú sẽ có sự phát triển tình cảm, cảm xúc tốt hơn và sẽ độc lập hơn trong tương lai, khi bé trưởng thành.
Nguồn : Dân Trí
Xét nghiệm AMH (Anti-Mullerian Hormone)được xem là một trong những xét nghiệm đặc biệt,đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị hiếm muộn,
Câu hỏi số 197:Em bị chửa ngoài mổ nội soi cắt 1 bên vòi trứng tháng 3 năm 2010, đến tháng 1 năm 2011 em có thai lần 2 và được hơn 1 tháng bị sảy sớm.