Khoảng 50% phụ nữ mang thai phải đối mặt với sưng phù, đặc biệt trong những tháng cuối.
Rất khó để ngăn chặn phù nhưng bạn có thể “khống chế” để phù gây đau đớn và khắc phục căng bóng làn da.
- Cố gắng không tăng cân quá nhiều bằng cách ăn uống điều độ, giảm thực phẩm nhiều chất béo.
- Uống đủ nước để đảm bảo thận hoạt động tốt và khiến hệ thống tiết niệu hoạt động hiệu quả, hạn chế tích trữ nước trong cơ thể. Thực phẩm có khả năng duy trì chức năng thận và giống như một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên (giúp bạn tiểu tốt) gồm cần tây, cải xoong, rau mùi, táo và các loại quả họ cam quýt (đặc biệt hành tây và tỏi giúp các chất lỏng trong cơ thể lưu thông tốt).
- Tránh ăn nhiều muối và đồ đóng gói sẵn. Thực phẩm chế biến có muối và các chất phụ gia khác góp phần trữ nước trong cơ thể. Nên ăn nhiều thực phẩm tự nhiên giàu vitamin C và E như hoa quả, rau có màu xanh và màu đỏ, gồm dưa, khoai tây, cà chua, dâu tây, cải bắp, súp lơ... Thực phẩm giàu vitamin E gồm dầu thực vật (đặc biệt là dầu ngô, dầu đậu nành, lúa mỳ), hạt hướng dương, ngô ngọt, hạt điều, bơ thực vật...
- Tránh hút thuốc lá và khói thuốc lá.
- Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, kê chân lên ghế nhưng không vắt chéo chân vì điều này làm hạn chế lưu thông máu và có thể gây ra các cục máu đông. Hãy ngồi xuống khi có thể nếu công việc của bạn phải đứng lâu. Hãy chuyển động từ chân này sang chân kia để làm tăng lưu lượng máu.
- Nhờ chồng bạn xoa bóp chân cho bạn nhẹ nhàng. Để anh ấy dùng cả hai tay, massage chân cho bạn từ bàn chân tới đầu gối, sử dụng một số tinh dầu cơ bản như tinh dầu hạt nho. Nếu chân của bạn sưng quá mức và da căng thì có thể bạn sẽ bị đau. Lúc này, không nên dùng tinh dầu massage. Thay vào đó, có thể ngâm chân trong một bát nước ấm với vài cánh hoa cúc (hoặc hoa oải hương) để thư giãn và làm dịu sự khó chịu. - Bạn cũng có thể đắp một lá bắp cải già (có màu xanh đậm, thường là lá bên ngoài) quanh chân để giảm sưng phù. Bạn chỉ nên lau sạch lá bằng khăn ẩm sạch, làm mát lá bắp cải trong tủ lạnh trước khi bọc nó quanh chỗ chân bị sưng như bàn chân hay mắt cá chân. Khi lá trở nên ướt, mềm thì nên thay thế bằng một chiếc lá bắp cải khác. Bởi vì khi đắp vào chỗ sưng, lá bắp cải hoạt động bằng áp suất thẩm thấu (hút nước dư thừa). Và bạn có thể thay lá bắp cải thường xuyên cho đến khi bạn thấy thoải mái hơn.
- Trà bồ công anh cũng giúp giảm phù nề nhưng không uống loại trà này nếu bạn có vấn đề về gan mật.
- Châm cứu có thể giúp cân bằng năng lượng trong cơ thể, kích thích chức năng thận, xương, giảm căng thẳng, kích thích máu lưu thông cũng có lợi khi bạn bị sưng phù nặng.
- Thư giãn cũng được biết đến như một cách giảm phù (theo một nghiên cứu nhỏ).
Nguyên nhân, vị trí dễ bị phù
Phù gây ra bởi áp lực gia tăng trong các tĩnh mạch chân, cộng với áp lực từ em bé đang lớn lên, đè vào các tĩnh mạch lớn ở vùng háng. Khả năng giữ nước khi mang thai làm phù nặng hơn. Phù càng tiến triển nặng hơn nếu bạn ít vận động chân, khiến các chất lỏng tích tụ ở điểm thấp nhất (bàn chân). Thời tiết nóng và mệt mỏi cũng khiến phù nề nghiêm trọng.
Bình thường phù nề chỉ xảy ra ở bàn chân và mắt cá chân cả hai chân nhưng cũng có khi, phù “tiến lên” bắp chân và có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Nếu phù chỉ ở một bên chân (đặc biệt bắp chân đỏ, mềm và sần) thì bạn nên đi khám vì có thể bạn đang có huyết khối (cục máu đông).
Phù cũng có thể xuất hiện ở ngón tay, cổ tay, khuôn mặt. Nếu nó xảy ra ở cả cổ tay và bàn tay thì sẽ gây nên hội chứng ống cổ tay, đè lên các dây thần kinh chạy lên cánh tay, gây đau cánh tay và bàn tay.
Nếu bạn bị phù khi mang thai thì bạn có nguy cơ tiếp tục phù 3-4 ngày sau sinh. Khi cơ thể bắt đầu trở lại bình thường thì các mô, mạch máu, chất lỏng cần cho thời kỳ mang thai đã bị “giải thể”, bài tiết qua nước tiểu (qua thận – đây là lý do vì sao bạn tiểu nhiều giai đoạn này). Tuy nhiên, thận không thể ngay lập tức bài tiết hết lượng chất lỏng mà cơ thể đã tích trữ trong thời kỳ mang thai; do đó, chất lỏng tiếp tục tích tụ trong các mô của cơ thể (gây phù sau sinh) cho đến khi được thận bài tiết hết.
Theo M&B
Xét nghiệm AMH (Anti-Mullerian Hormone)được xem là một trong những xét nghiệm đặc biệt,đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị hiếm muộn,
Câu hỏi số 236:Chào các bác sĩ hai vợ chồng cháu lấy nhau cũng được 6 năm rồi nhưng mà vẫn chưa có con.