Lưu ý khi ăn trái cây lúc mang bầu

Khi mang bầu, các bác sĩ sẽ khuyến cáo bà bầu nên ăn nhiều trái cây, nhưng trong thời kỳ đặc biệt này chị em nên lưu ý một số điểm sau.

1. Không dùng dao trong nhà bếp để gọt trái cây

Khi mang bầu, để gọt trái cây ăn, các bà bầu nên luôn có một con dao gọt trái cây riêng biệt. Tuyệt đối không vì chút lười biếng mà các bà bầu dùng con dao ở trong nhà bếp để cắt hoặc gọt trái cây nhé. Lý do là dao ở nhà bếp thường xuyên được dùng và tiếp xúc với thịt sống, cá, rau sống… Trên những thực phẩm tươi sống này có chứa rất nhiều trứng của ký sinh trùng. Từ đó sẽ lây lan ký sinh trùng trên trái cây khi bạn gọt, cắt chúng.

2. Không ăn trái cây mà không súc miệng

Lúc mang bầu, bạn cũng tránh ăn các loại trái cây mà không súc miệng. Bởi vì một số trái cây có chứa các loại đường và mức độ axit khác nhau, nó cũng khiến quá trình lên men nhanh và mạnh hơn. Điều này sẽ dễ ăn mòn men răng. Do đó, bà bầu cần phải súc miệng ngay sau khi ăn trái cây để tránh tình trạng răng miệng bị sâu răng.  


3. Tránh quá nhiều trái cây tươi

Ngay cả khi bầu bí, việc ăn quá nhiều trái cây tươi thực tế cũng không khoa học và lành mạnh. Mặc dù những loại trái cây rất bổ dưỡng nhưng việc ăn quá nhiều cũng không đảm bảo được đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.

Đặc biệt khi mang bầu, nếu ăn nhiều trái cây sẽ khiến các protein và chất béo tương đối ít hoặc bị thiếu hụt trong cơ thể. Điều này sẽ dẫn tới sự phát triển không toàn diện của thai nhi.   4. Không ăn trái cây ngay sau bữa ăn

Nhiều người có thói quen chỉ ăn trái cây ngay sau bữa ăn để là món tráng miệng. Nhưng ăn trái cây ngay sau bữa ăn sẽ gây đầy hơi và táo bón. Vì vậy, trái cây nên được ăn trong vòng 2 giờ sau bữa ăn hoặc 1 giờ trước bữa ăn.

5. Khi ốm nghén không ăn nhiều trái cây

Nhiều phụ nữ mang thai trong thai kỳ đầu của mình thường bị ốm nghén mà không muốn ăn bất cứ thực phẩm nào nên thường ăn nhiều trái cây để thay thế.

Nhưng điều này các bà bầu đặc biệt phải chú ý vì trái cây có chứa hàm lượng đường cao và chúng có thể gây ra sự chuyển hóa glucose bất thường trong thời kỳ mang thai và có thể gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ. Những nghiên cứu cho rằng những bệnh nhân bị tiểu đường trong thai kỳ thường là do ăn uống trong thai kỳ không hợp lý và chủ yếu là họ đã ăn một số lượng lớn các thực phẩm có chứa lượng đường cao. Chẳng hạn như trái cây, bánh ngọt, đường, đồ uống trái cây…

Lưu ý:

Tất cả phụ nữ mang thai nên ăn các loại trái cây ưa thích nhưng có hàm lượng đường tương đối thấp, chẳng hạn như dưa hấu, táo, lê, cam, đào, nho. Và phụ nữ mang thai ăn không nên ăn quá 500g trái cây/ ngày để tránh bị tiểu đường thai kỳ.

Nếu bạn thích ăn chuối, dứa, vải thiều – những loại trái cây có chứa nhiều đường thì nên chú ý thay thế bằng các loại quả có chứa lượng đường ít hơn như quả hồng.   Theo Afamily

Khám và chẩn đoán hiếm muộn

Khám và chẩn đoán hiếm muộn

Trả lời thư bạn đọc số 57

Câu hỏi số 173:Chào bác sĩ! Em năm nay 24 tuổi, còn 1 tháng nữa e làm đám cưới nhưng em đã đang mang thai được 2 tuần. Do hiện tại sức khỏe em không tốt, lại hay bị cảm cúm và cũng đang phải điều trị bằng kháng sinh lâu dài.