Bạn có biết, làm "chuyện ấy" cũng là một cách hữu hiệu để giảm đau những ngày "đèn đỏ"?
Đối với không ít chị em, những ngày "đèn đỏ" bị coi là những ngày đáng sợ của tháng bởi cơn đau bụng ghê gớm, dai dẳng, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn một số phương pháp hiệu quả mà vô cùng đơn giản, giúp đẩy lùi cơn đau không mong muốn:
1. Làm ấm cơ thể
Làm ấm được chứng minh là cách rất hiệu quả giúp bạn làm dịu cơn đau do kinh nguyệt. Có nhiều cách khác nhau mà bạn có thể lựa chọn để làm ấm vùng bụng dưới: tắm nước nóng, dùng túi chườm, miếng dán nhiệt,... Hơi ấm sẽ làm tử cung co bóp dễ dàng hơn, máu chảy trơn tru hơn, khiến cơn đau dần tan biến.
2. Dùng thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau chứa các chất hóa học khiến não bộ điều chỉnh chức năng cảm giác, đẩy lùi những cơn đau.Tuy thuốc giảm đau không thực sự tốt cho cơ thể, nhưng nếu cơn đau của bạn đã kéo dài và nghiêm trọng, việc sử dụng thuốc giảm đau là cần thiết và hiệu quả hơn cả.
3. Những liệu pháp tự nhiên
Một số liệu pháp giảm đau tự nhiên tỏ ra rất hữu hiệu trong việc đẩy lùi những cơn đau ngày "đèn đỏ" và cả những dấu hiệu của chứng rối loạn kinh nguyệt. Một số vị thuốc đơn giản có thể sử dụng để chữa đau bụng kinh như nghệ trắng, sả, cây ích mẫu,... Một ví dụ về bài thuốc bạn có thể làm rất dễ dàng tại nhà: phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh, lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, cũng có thể ép sả tươi lấy dịch hoặc sắc lấy nước rồi uống cũng sẽ thấy bớt đau.
4. Nằm co người
Bạn có thể không tin, nhưng tư thế nằm co người là một trong những cách giảm đau khi "đèn đỏ". Tư thế trên giúp cơ thể tự động thư giãn các bó cơ vùng bụng, từ đó giúp giảm đau kha khá. Tuy việc chỉ nằm co người có thể không giúp bạn hết đau, nhưng kết hợp tư thế nằm trên với một số liệu pháp khác như chườm nóng, uống thuốc giảm đau,... sẽ giúp hiệu quả của chúng tăng lên gấp đôi.
5. Làm "chuyện ấy"
Rất nhiều người sẽ cho rằng đây là một ý tưởng cực kì điên rồ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh rằng, việc quan hệ trong những ngày kinh nguyệt có khả năng giúp giảm đau. Những cơn cực khoái sản sinh ra lượng hormone lớn có vai trò thư giãn cơ thể, giảm áp lực vùng bụng và làm dịu thành tử cung. Điều bạn cần chú ý là không nên làm quá mạnh, do những ngày này, niêm mạc vùng kín khá nhạy cảm và dễ tổn thương. Một điều khác cũng nên được quan tâm là vấn đề vệ sinh trước và sau khi "yêu".
6. Nạp vitamin cho cơ thể
Vitamin không những tốt cho sự vận hành của các hệ cơ quan trong cơ thể mà còn có tác dụng hiệu quả đối với việc giảm đau. Trong kì kinh, việc bổ sung các vi chất kẽm, canxi, vitamin B là rất cần thiết. Đây là những loại vitamin có khả năng giảm cảm giác đau và đầy bụng. Bạn cũng nên thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả, và rau củ vào khẩu phần ăn. Giảm lượng muối cũng giúp bạn phần nào, do muối giữ nước và khiến cơ thể càng thêm khó chịu.
7. Tập thể dục
Thay vì ngồi ỳ một chỗ trong những ngày "đèn đỏ", việc vận động bằng những bài thể dục nhẹ giúp bạn khỏe mạnh và giảm đau hiệu quả. Các cơ bắp được thư giãn sẽ sản sinh ra endorphin - loại hormone có chức năng giảm đau rất nhanh nhạy. Tuy vậy, hãy cẩn thận vì những hành động mạnh như chạy nhảy hay đấm lưng sẽ khiến bạn chảy máu nhiều và đau thêm.
8. Sử dụng hương liệu
Các loại tinh dầu thơm thiên nhiên là liệu pháp trị liệu đã sớm được sử dụng với vai trò thư giãn, làm dịu đầu óc, khiến cơ thể nhẹ nhõm. Nước nóng thêm vài giọt tinh dầu sẽ giúp bạn xua đi cơn đau bụng dai dẳng. Hãy tự chăm sóc cơ thể một bồn tắm nóng thật đẹp, với nến sáp, những cánh hoa, tinh dầu thơm, và từ từ cảm nhận phương pháp trị liệu tuyệt vời này.
9. Matxa
Một trong số những biện pháp giảm đau ngày kinh nguyệt là matxa. Xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng giúp thư giãn cơ thể và khiến máu chảy đều hơn. Động tác thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần đặt tay lên vùng bụng dưới, ấn nhẹ, và xoa đều theo cử động hình tròn.
Theo VTC
Xét nghiệm AMH (Anti-Mullerian Hormone)được xem là một trong những xét nghiệm đặc biệt,đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị hiếm muộn,
Câu hỏi số 24: Xin chào các bác sỹ! Cháu năm nay 24 tuổi, lấy chồng cuối tháng 2 năm 2011, nhưng đến bây giờ cháu vẫn chưa mang bầu mà vợ chồng không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào.