Băn khoăn về cân nặng là tâm trạng chung của đa số chị em khi mang thai. Bạn lo lắng không biết mình nên tăng bao nhiêu ký lô và tăng như thế nào trong từng giai đoạn để em bé có thể phát triển tốt nhất?
Điều gì xảy ra khi tăng quá nhiều hoặc quá ít cân? Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn.
Nên tăng bao nhiêu cân?
Điều này phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể và chiều cao của bạn trước khi thụ thai. Quan hệ giữa chúng được thể hiện qua chỉ số cơ thể BMI (BMI = chiều cao (kg) / (chiều cao)² (m)
Viện Y khoa Hoa Kỳ đưa ra những lời khuyên như sau:
- Trước khi mang thai, nếu chỉ số BMI từ 18,5 - 24,9, bạn nên tăng khoảng 11,4 đến 15,9kg trong cả thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, bạn nên tăng 0,5 - 2,3kg. Sáu tháng còn lại, mỗi tuần tăng trung bình 0,45kg để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho bé.
- Với chỉ số BMI dưới 18,5kg, bạn nên tăng khoảng 12,7 - 18kg trong thai kỳ.
- Chỉ số BMI từ 25 - 29,9, số cân bạn nên tăng khi mang thai là 6,8 - 11,3kg.
- Chỉ số cơ thể từ 30 trở lên, nghĩa là bạn đã bị béo phì. Nếu mang thai, chỉ nên tăng từ 5 đến 9kg.
- Khi mang thai đôi, nếu chỉ số BMI bình thường, bạn nên tăng từ 16,7 - 24,5kg; chỉ số từ 25 - 29,9, tăng khoảng 14 - 22,7kg và nếu bị béo phì, bạn chỉ nên tăng từ 11,3 - 19kg.
Có bầu, bạn phải ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, ăn cho hai người không có nghĩa là bạn phải ăn gấp đôi bình thường. Thay vào đó, bạn chỉ cần thêm khoảng 300 kcl mỗi ngày và thậm chí, ít hơn trong 3 tháng đầu. Một chế độ ăn khỏe mạnh kết hợp với tập luyện khoa học sẽ giúp bạn tăng cân một cách hợp lý trong ngưỡng cho phép khi mang thai. Tăng ít hay nhiều hơn bình thường có nguy hiểm? Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh phụ nữ, tăng quá nhiều cân khi mang thai sẽ có nguy cơ đẻ mổ cao. Họ có cũng có xu hướng mập lên rất nhiều sau khi sinh và những lần mang thai tiếp theo. Điều này sẽ rất nguy hiểm với chị em bị thừa cân hoặc béo phì bởi họ có nguy cơ mắc những bệnh nguy hiểm như tim mạch và tiểu đường. Thêm vào đó, em bé của những bà mẹ tăng quá nhiều cân trong thai kỳ sẽ nặng hơn bình thường – đây là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và con trong quá trình vượt cạn. Những em bé có mẹ béo phì cũng có xu hướng thừa cân giống mẹ. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phụ nữ béo phì từ trước khi mang thai thường xuyên gặp phải những vấn đề khi cho con bú như mất sữa, không tìm được tư thế thích hợp… Tăng quá nhiều cân trong giai đoạn mang thai sẽ làm tình trạng này càng tồi tệ hơn. Ngược lại, chị em quá gầy và lên ít cân hơn so với số cân được khuyến cáo khi mang thai sẽ có nguy cơ sinh non và em bé sinh ra cũng sẽ bị nhẹ cân. Sinh non sẽ dẫn đến những vấn đề về sức khỏe cho bé sau này.
Vấn đề giảm cân sau sinh
Số cân tăng lúc mang thai sẽ nhanh chóng tụt xuống sau khi sinh em bé. Các bà mẹ thường giảm một nửa số cân tăng trong 6 tuần sau sinh. Bé sinh ra trung bình nặng 3kg, cộng thêm với lượng nước ối, nhau thai khoảng 3,7 - 5,4kg, tức là bạn sẽ giảm được khoảng 6 – 8kg ngay sau khi sinh. Cho con bú, kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập khoa học sau sinh sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại được dáng vóc. Theo Eva
Xét nghiệm AMH (Anti-Mullerian Hormone)được xem là một trong những xét nghiệm đặc biệt,đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị hiếm muộn,
Câu hỏi số 81: Tôi siêu âm ngày 23/4 kêt quả cả 2 buồng trung co nhiêu nang nhỏ,nang lớn nhất kích thước 10mm. đên 10/9 2011 tôi đi khám lai thây kêt quả như sau; buồng trứng phải có nang kich thước 14 nhân 16mm .vậy tôi nên khám và điều tri như thế n