Ba tháng đầu tiên của thời kỳ mang thai là thời kỳ quan trọng nhất, dễ xảy ra các tai biến nhất vì đây là giai đoạn thai nhi đang dần dần hình thành trong cơ thể mẹ.
Vậy, trong ba tháng đầu bạn nên có những chú ý gì trong ăn uống, những thực phẩm nào tốt cho bạn và bé yêu của bạn trong thời gian này?
Nhìn chung, phụ nữ mang thai cần ăn nhiều thức ăn có chứa protein, khoáng chất, vitamin phong phú như: thịt nạc, sữa, trứng gà, cá, tôm, rong biển, những loại rau xanh, hoa quả tươi…
Ba tháng đầu mang thai, do thai nhi phát triển chậm (mỗi ngày tăng khoảng 1g), nên phụ nữ mang thai cần phải bổ sung dinh dưỡng đặc biệt. Nếu không có hiện tượng “nghén” thì mỗi ngày ăn 3 bữa, bổ sung thêm một chút thức ăn có giá trị dinh dưỡng là được. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải bổ sung các chất quan trọng trong thời gian mang thai như axit folic, chất sắt… và đừng quên bổ sung nước thường xuyên.
Trường hợp bị ốm nghén được chia thành nhiều mức độ khác nhau, trong đó thường có hai mức khác nhau:
Nghén bình thường: Có cảm giác buồn nôn và nôn, nhưng những lúc khác vẫn ăn được. Khi ăn được thì bạn chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.
Nghén quá mức: Nôn ói liên tục mà không ăn, uống được dẫn đến tình trạng thiếu nước, thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. Tình trạng nghén quá mức này còn gọi là "chết đói” do thai kỳ, đe dọa tính mạng của người mẹ và thai nhi.
Nếu hay bị buồn nôn vào sáng sớm thì khi thức giấc, bạn đừng vội trở dậy ngay mà hãy nằm yên trên giường và ăn nhẹ. Lúc này, nên ăn một ít bánh ngọt, đặc biệt là loại bánh có vị gừng. Sau khi ăn 10 phút mới rời khỏi giường. Một số loại thức ăn có tác dụng chống nôn ói là hoa hồi, cau, cà rốt, sơn trà, chanh... Có thể ăn vặt các loại quả khô như: đậu phộng, hạt dưa, trám, ô mai... Trong suốt thai kỳ, tránh các xung đột hay những tình huống gây ức chế thần kinh khác.
Thai phụ cũng cần chú ý:
- Thay đổi cách nấu nướng cho dễ ăn hơn, tránh ăn các loại thức ăn có mùi khó chịu.
- Đừng để quá đói hoặc ăn quá no.
- Ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi lần một ít.
- Khi ăn cơm, không nên ăn canh, hoặc chỉ dùng ở mức tối thiểu.
- Không ăn quá nhiều đồ mỡ hoặc gia vị.
- Tránh thực phẩm gây kích thích dạ dày và đường ruột.
Nên ăn gì?
Nên ăn các chất có giá trị dinh dưỡng cao như: thịt heo nạc, trứng, sữa, gia cầm, hải sản, nghêu, sò; các loại rau trái giàu vitamin, dễ tiêu hóa như cà chua, cải trắng, cam, dứa... Theo Parentslink VN
Xét nghiệm AMH (Anti-Mullerian Hormone)được xem là một trong những xét nghiệm đặc biệt,đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị hiếm muộn,
Câu hỏi số 24: Xin chào các bác sỹ! Cháu năm nay 24 tuổi, lấy chồng cuối tháng 2 năm 2011, nhưng đến bây giờ cháu vẫn chưa mang bầu mà vợ chồng không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào.