Những triệu chứng lạ khi bầu bí

Bên cạnh những triệu chứng thông thường khi mang thai như buồn nôn, nôn ói, đau lưng… bà bầu còn gặp những hiện tượng khác mà có thể bạn chưa từng nghe nói.

Dưới đây là 5 triệu chứng lạ khi mang bầu:

1. Chảy máu cam và nghẹt mũi

Bạn có thể thắc mắc rằng mũi rất xa với âm đạo thì làm sao có thể liên quan đến việc bầu bí, tuy nhiên hiện tượng chảy máu cam và nghẹt mũi khi mang thai lại khá phổ biến. Để điều trị bệnh này, bạn có thể dùng những cách thông thường như sử dụng nước muối sạch hoặc dùng dụng cụ làm ẩm. Nếu tình trạng không thuyên giảm, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ.  

  2. Tăng tiết dịch âm đạo

Một trong những điều bạn cảm thấy may mắn khi mang thai là không phải lo lắng đến ngày đèn đỏ tuy nhiên thay vào đó, bạn phải đối mặt với hiện tượng tăng tiết dịch âm đạo. Hiện tượng này là bình thường và thậm chí còn chứng tỏ thai kỳ đang khá khỏe mạnh. Để đối phó với hiện tượng này, bạn nên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày và vệ sinh 'vùng kín' sạch sẽ. Nếu phát hiện tiết dịch âm đạo có màu khác thường và có mùi hôi, bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

3. Mất ngủ

Bạn vẫn nghĩ rằng khi mang thai bạn sẽ rất mệt mỏi và có thể ngủ ngon nhưng đôi khi sự mệt mỏi lại làm cho bạn mất ngủ. Điều này được biểu hiện như bạn rất khó đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ lại sau khi bị đánh thức. Biện pháp đối phó: bạn nên tập thể dục thường xuyên, giảm uống cà phê, thư giãn, và sử dụng những chiếc gối ôm chuyên dụng để dễ đi vào giấc ngủ hơn.   4. Tiêu hóa kém

Sự thay đổi các hormone trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bạn. Các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa thường gặp là ợ hơi, ợ nóng… Để hạn chế hiện tượng này, bạn nên ngừng ăn những loại thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ và những gia vị cay.

5. Táo bón

Táo bón trong thời gian mang thai cũng là hiện tượng khá phổ biến gây rắc rối cho nhiều bà bầu. Trong trường hợp nặng, táo bón còn gây ra căn bệnh trĩ khiến bạn rất khó chịu. Để đối phó với căn bệnh này, bạn nên tập thể dục thường xuyên, uống nhiều nước, và ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ. Trong trường hợp bệnh tình kéo dài, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.   Theo Eva

Làm thế nào để người mẹ nhiễm HIV có thể sinh con khỏe mạnh?

Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con ở Việt Nam hiện nay đã xuống dưới 5%. Tuy nhiên để trẻ không bị lây nhiễm từ mẹ là cả một quá trình  điều trị từ lúc trước khi có thai cho đến khi đứa trẻ đã được sinh ra.

Khám và chẩn đoán hiếm muộn

Khám và chẩn đoán hiếm muộn