Câu hỏi 1: Bảo hiểm y tế là gì?
Trả lời: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật BHYT (Khoản 1, Điều 2, Luật BHYT). Luật BHYT không áp dụng đối với BHYT mang tính kinh doanh (Khoản 3, Điều 1, Luật BHYT).
Câu hỏi 2: Bảo hiểm y tế được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Trả lời: Bảo hiểm y tế được thực hiện theo 5 nguyên tắc (Điều 3, Luật BHYT):
1. Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.
2. Mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính.
3. Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT.
4. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT do quỹ BHYT và người tham gia BHYT cùng chi trả.
5. Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.
Câu hỏi 3: Luật BHYT được áp dụng đối với đối tượng nào?
Trả lời: Luật BHYT áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến BHYT (Khoản 2 Điều 1 Luật BHYT).
Câu hỏi 4: Hiện nay có mấy loại hình bảo hiểm y tế đang được thực hiện?
Trả lời: Từ nay đến hết 31/12/2013 các đối tượng khi chưa có trách nhiệm tham gia BHYT theo quy định của Luật BHYT thì được tự nguyện BHYT. Như vậy, từ nay đến hết năm 2013 sẽ có 2 loại hình BHYT (Khoản 3 Điều 50 Luật BHYT):
1. Đối với người có trách nhiệm tham gia BHYT.
2. BHYT đối với người tự nguyện tham gia BHYT.
Từ ngày 01/01/2014 toàn dân có trách nhiệm tham gia BHYT. Như vậy chỉ còn BHYT đối với người có trách nhiệm tham gia BHYT.
Câu hỏi 5: Nhà nước có chính sách gì đối với BHYT?
Trả lời: Chính sách của Nhà nước đối với BHYT bao gồm (Điều 4, Luật BHYT):
1. Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng BHYT cho người có công với cách mạng và một nhóm đối tượng xã hội.
2. Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư từ quỹ BHYT để bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Nguồn thu của quỹ và số tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư từ quỹ BHYT được miễn thuế.
3. Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia BHYT hoặc đóng BHYT cho các nhóm đối tượng.
4. Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong quản lý BHYT.
Còn tiếp ...
Câu hỏi số 117:Chào bác sĩ, tôi 27 tuổi, chưa sinh con lần nào. Gần đây tôi thường xuyên bị đau tức 2 bên nếp nằn bẹn, thỉnh thoảng có lan ra trước xương mu. Đi siêu âm không có gì bất thường.
Câu hỏi số 145: thưa bác sỹ, tôi đã có thai được hơn 20 tuần. Lúc đầu tôi định đẻ nhưng do có một nguyên nhân sâu xa mà tôi không tiện nói nên giờ tôi muốn bỏ nó đi.
Chi tiết