Trị viêm vùng kín với... nghệ

Nghệ là loại gia vị thường dùng trong chế biến một số món ăn... Ngoài ra, nghệ còn là vị thuốc trị được một số bệnh.

Trị cảm cúm: Lấy củ nghệ cái (củ chính) rửa sạch, gọt vỏ, thái lát mỏng cho vào chén giã nhỏ, rồi cho ít nước sôi vào để ngâm vài phút. Sau đó gạn lấy nước uống, xác nghệ còn lại cho vào ít giấm ăn, khuấy đều rồi dùng xoa khắp người để giúp trị cảm cúm. Những trường hợp mắc mưa nắng có biểu hiện muốn cảm cúm như người mệt mỏi, uể oải thì áp dụng cách trên cũng có thể phòng bệnh cúm.  

Chữa ho: Củ nghệ tươi gọt vỏ, cắt nhiều lát mỏng. Chanh tươi gọt vỏ, cắt lát mỏng, lượng bằng với nghệ (chừng 6-7 lát). Củ gừng tươi cũng rửa sạch, cắt lát mỏng nhưng lượng bằng một nửa nghệ. 3 nguyên liệu ấy cho vào tô hay chén cùng một ít nước chín, và hai muỗng mật ong (hoặc hai muỗng đường phèn) rồi đem chưng cách thủy, dùng nước chưng này để chữa ho rất hay. Có thể dùng luôn cả xác càng tốt.    Chữa vết bầm do té: Phương pháp dùng nghệ chữa ho nói trên còn dùng cho cả trường hợp bị va chạm, té gây bầm tụ huyết, sưng, đau tức. Ngoài ra, từ xưa dân gian còn dùng phương pháp lấy củ nghệ tươi giã nát cùng phèn chua để đem xoa bóp lên vết thương, vết bầm do té ngã cũng rất hay.  

Trị kinh nguyệt không đều: Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt; kinh đến chậm; hay đau bụng mỗi khi hành kinh, thì mỗi tuần dùng hai lần như cách chế biến nghệ để chữa ho như nói trên.

Chữa sẹo do mụn: Những người mặt thường nổi mụn trứng cá, thường hay nặn, hay hút mụn, chỗ lấy mụn đi thường để lại sẹo nhỏ; hoặc các vết trầy xước để lại sẹo, vết lõm thì có thể dùng củ nghệ tươi, gọt bỏ vỏ, giã nhuyễn, hòa cùng ít nước vo gạo rồi thoa lên chỗ sẹo.

Chữa đau dạ dày: Dùng bột nghệ trộn với mật ong để chữa đau dạ dày kinh niên.

Trị viêm nhiễm vùng kín: Ngày xưa dân gian dùng củ nghệ tươi giã nhỏ, cho ít phèn chua và nước chín vào khuấy đều, gạn lấy nước để rửa vùng kín của chị em phụ nữ để trị viêm nhiễm, ra huyết trắng có mùi hôi.   Theo Lương y Trần Khiết và Như Tá Thanh Niên

Khám và chẩn đoán hiếm muộn

Khám và chẩn đoán hiếm muộn

Chăm sóc răng miệng khi mang thai

Thời kỳ thai nghén là khoảng thời gian phụ nữ dễ bị mắc bệnh nhất. Tuy nhiên, đa số các bà bầu đều có xu hướng phớt lờ sức khỏe răng miệng bởi họ không nhận thức được tầm quan trọng của chúng đối với sức khỏe và sự sinh nở sau này.