Trẻ em hay ốm và nhiều bà mẹ đã dựa vào kinh nghiệm để tự trị bệnh cho trẻ. Cách trị “ bệnh nhỏ không đi bệnh viện” này có lúc có hiệu nghiệm nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ rất lớn, chủ yếu là dùng thuốc không đúng.
1. Phán đoán bệnh sai
Rất nhiều các bệnh truyền nhiễm như: bệnh sởi, sởi cấp tính ở trẻ em, bệnh viêm màng não, viêm cơ tim do vi rút… triệu chứng khởi đầu của các bệnh này giống như là bị cảm mạo, nếu không phát hiện kịp thời sẽ kéo dài thời gian điều trị của bé.
2. Dùng thuốc trùng lặp
Các loại dược phẩm trong thuốc cảm thường dùng đều hàm chứa thành phần giảm đau hạ sốt, nếu dùng đi dùng lại sẽ dẫn đến dùng thuốc quá liều lượng, dễ gây ra các phản ứng không tốt khống chế tái tạo máu. Vì vậy trước khi cho bé uống cần phải đọc kỹ tác dụng và hướng dẫn sử dụng.
3. Phối hợp không đúng
Có một số thuốc chỉ uống mỗi một loại thì an toàn cho bé nhưng nếu kết hợp uống với các loại thuốc khác có thể sẽ gây ra những phản ứng không tốt, hay nói cách khác là kiêng kỵ phối hợp sử dụng.
Ví dụ như thuốc kháng khuẩn nếu uống cùng với viên canxi hoặc viên sắt sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ của thuốc, giảm thấp hiệu quả chống khuẩn.
4. Dùng sai liều lượng
Đơn vị tính lượng thuốc ví dụ như thuốc viên thuốc nang thường có đơn vị là g, mg hoặc ug, còn các loại thuốc nước thì lấy ml làm đơn vị.
Liều lượng thuốc của trẻ em không được tính bằng viên đơn giản như người lớn, do cơ thể của trẻ em khác biệt rất lớn, lượng thuốc cần phải tính theo trọng lượng cơ thể. Trong chỉ dẫn đơn thuốc có lúc viết như thế này: mỗi kg trọng lượng uống bao nhiêu mg hoặc ml đều cần phải tính toán chính xác, nếu sai một mm thì sẽ gây hậu quả khôn lường. Tự đi mua thuốc dễ gây ra sai lầm về liều lượng như trên.
5. Số lần sử dụng không đúng
Các loại thuốc khác nhau hấp thụ trong cơ thể, tốc độ phân giải và tiêu hóa đều không giống nhau, số lần uống mỗi ngày cũng không giống nhau.Nếu không uống đúng số lần quy định , tác dụng của thuốc sẽ giảm đi hoặc gây ra thuốc quá liều lượng.
6. Thời điểm dùng thuốc không đúng
Có một số loại thuốc chỉ dùng khi bệnh mới xuất hiện, khi bệnh đã thuyên giảm nhưng chưa khỏi hẳn thì ngừng sử dụng, không được sử dụng lâu.
Thuốc giảm sốt thường khi nhiệt độ cơ thể nóng hơn 39 độ thì mới dùng, nếu tiếp tục sốt không giảm thì 4-6 tiéng sau lại uống tiếp, sau khi hạ sốt thì không cần phải uống thêm nữa.
7. Không đủ liệu trình
Đa phần các loại thuốc chống khuẩn khi sử dụng cần phải uống liên tiếp trong vòng 1 tuần, nếu không đủ liệu trình, có thể dẫn đến trình trạng kéo dài bệnh tật hoặc bệnh cũ tái phát.
8. Dùng nhầm thuốc người lớn
Rất nhiều loại thuốc người lớn có tác dụng phụ không thích hợp dùng cho trẻ em. Nếu không hiểu rõ đặc trưng của các loại thuốc này tuỳ tiện cho trẻ em uống sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Lời khuyên của bác sỹ: Các ông bố bà mẹ hãy cẩn trọng, khi mua thuốc về nhà nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, không nên vội vàng cho trẻ em uống ngoại trừ đã quá hiểu rõ tính năng và liều lượng của thuốc. Tốt hơn hết là mang trẻ em đến khám ở bệnh viện tin tưởng và làm theo lời chỉ dẫn của bác sỹ cho dù bệnh nặng hay nhẹ.
Xét nghiệm AMH (Anti-Mullerian Hormone)được xem là một trong những xét nghiệm đặc biệt,đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị hiếm muộn,
Câu hỏi số 70: Em có bảo hiểm y tế hộ nghèo với cơ sở khám chữa ban đầu là bệnh viện huyện. Nếu bây giờ em đi khám ở bệnh viện trên Hà Nội và bệnh viện Trung ương thì bảo hiểm y tế hộ nghèo chi trả bao nhiêu phần trăm?