Một thai phụ chia sẻ: Tôi đang mang thai gần 8 tháng. Trong tháng thứ năm khi đi khám thai, bác sĩ phát hiện thấy lượng đường trong nước tiểu của tôi nhưng không chẩn đoán là do bệnh tiểu đường.
Bác sĩ nói chắc tại tôi ăn gì đó và lượng đường trong nước tiểu tăng là bình thường. Tôi có nên lo lắng không?’.
Chuyên gia Peg Plumbo giải đáp:
Glucose trong nước tiểu (glycosuria) được phát hiện trong thai kỳ không nhất thiết là bất thường. Khoảng 1/6 phụ nữ mang thai có lượng đường trong nước tiểu do thay đổi trong hệ thống lọc của thận.
Bạn nên cố gắng tránh ăn các đồ ăn nhiều đường, nhất là 24 tiếng đồng hồ trước giờ khám thai của bạn. Những thứ như bánh kẹo, ngũ cốc, soda, bánh ngọt, món tráng miệng... nên tránh.
Nếu bạn đã có những xét nghiệm cần thiết nhưng bác sĩ không kết luận do bệnh tiểu đường thì không chắc bạn mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn có thể tăng nguy cơ nhiễm nấm và nhiễm khuẩn đường tiết niệu, do lượng đường trong nước tiểu. Sau sinh, bạn có thể được làm xét nghiệm glucose tổng hợp, nếu điều này chưa được thực hiện trong thời gian mang thai. Theo Me&be
Trong 9 tháng thai kì, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng quyết định an toàn sức khỏe của mẹ và em bé. Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn; dùng nhiều trái cây, các loại hạt; uống sữa…
Trả lời: Từ khi người ta biết rằng tinh trùng sau khi xuất tinh có thể sống trong cơ thể phụ nữ lâu hơn so với noãn khi đã phóng noãn, thì có thể tiến hành giao hợp trước khi phóng noãn.