Nhau thai là cơ quan liên kết mẹ và bé - một phần thiết yếu của thai kỳ và được đào thải sau khi bạn sinh con.
Nhau thai được gắn vào tử cung, đảm bảo bé của bạn được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và oxy để luôn khỏe mạnh; đồng thời, nhau thai sản xuất ra đủ hormone giúp bào thai phát triển.
Các chất dinh dưỡng và oxy được truyền từ máu của mẹ vào tới bào thai qua nhau thai. Nhau thai còn liên kết với bào thai thông qua dây rốn.
Nhau thai cũng giống như một miếng lá chắn, giúp bảo vệ bào thai trước nhiều loại vi khuẩn. Nhưng nó không đủ khả năng chống lại virus, bởi thế, virus như virus gây bệnh Rubella vẫn có thể xâm nhập vào bào thai. Nếu mẹ hút thuốc hay uống rượu thì các chất từ rượu và thuốc có thể qua nhau thai, truyền tới con của bạn.
Hình dạng nhau thai
Thời điểm bé sẵn sàng chào đời, nhau thai giống như chiếc đĩa lớn, đường kính khoảng 15-22cm. Bề mặt nhau thai mịn, sáng bóng, có màu đỏ và bề dày khoảng 2-4cm. Một nhau thai bình thường nặng khoảng 400-600g. Khi sinh nở
Khi em bé được sinh ra, nhau thai cũng bị đẩy ra ngoài. Một số cơn co thắt xuất hiện thêm và giúp việc đào thải nhau thai ra bên ngoài thành công. Cho bé bú sau sinh có thể khuyến khích các cơn co thắt tự nhiên bởi tuyến yên sẽ sản xuất oxytocin. Nếu các cơn co thắt khó khăn, việc chờ đợi có thể dẫn tới mất máu thì khi đó, bác sĩ có thể gợi ý tiêm oxytocin để kích thích các cơn co thắt. Thuốc được tiêm vào bắp đùi của mẹ hoặc tĩnh mạch sau khi sinh con.
Quá trình co bóp đẩy nhau thai có thể mất 10-20 phút nhưng cũng có khi nó kéo dài tới 1 tiếng sau sinh.
Xử lý khi nhau thai không được đào thải
Đôi khi, nhau thai không bị đẩy hoàn toàn ra bên ngoài, tức là một phần của nhau thai vẫn còn trong tử cung (gọi là sót nhau). Nếu có những dấu hiệu cho thấy nhau thai được giữ lại, trong vòng 30-60 phút sau khi tiêm oxytocin, thai phụ sẽ được chỉ định lấy nhau thai. Tùy từng trường hợp, thai phụ có thể được gây tê, thường là gây tê ngoài màng cứng và nhau thai sẽ được lấy đi bởi bác sĩ chuyên môn. Theo Me va Be