Chăm sóc răng miệng khi mang thai

Thời kỳ thai nghén là khoảng thời gian phụ nữ dễ bị mắc bệnh nhất. Tuy nhiên, đa số các bà bầu đều có xu hướng phớt lờ sức khỏe răng miệng bởi họ không nhận thức được tầm quan trọng của chúng đối với sức khỏe và sự sinh nở sau này.

 
 

Phụ nữ nên chăm sóc đặc biệt tới răng miệng

Có một mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng của phụ nữ mang thai và thai nhi. Sự thực, các bà bầu mắc bệnh nha chu (bệnh ở vùng bao quanh răng) có thể có nguy cơ sinh non cao gấp 7 lần.

BS Gopalakrishnan cho biết: “Viêm lợi (sự viêm nhiễm của các mô quanh răng) trong suốt thời kỳ thai kỳ là một căn bệnh về răng miệng phổ biến thường ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Chảy máu, sưng phồng, tấy đỏ, đau lợi hoặc thậm chí là hơi thở có mùi chỉ là một số ít triệu chứng của bệnh viêm lợi thời kỳ thai nghén. Trong thực tế, 80% các bà bầu than phiền bị mắc bệnh răng miệng. Thêm vào đó, khi không chữa trị, những triệu chứng sẽ ngày một nặng thêm.

Ông cho biết thêm: “Bệnh răng miệng có tác động tiêu cực lên răng và lợi của em bé. Nên tránh để xảy ra tình trạng này và tất cả các vấn đề về răng miệng nên được chữa trị kịp thời để tránh trẻ mắc bệnh”.

Khám răng định kỳ là rất quan trọng với các bà bầu. Ngoài ra, cũng thật cần thiết để khám răng trước và sau khi có thai. BS Radhika Raman cho hay: “Đầu tiên, bà bầu nên đánh răng với bàn chải lông mềm. Sau đó, nên súc miệng qua với nước súc miệng diệt khuẩn. Tuy nhiên, vẫn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng một loại sản phẩm chăm sóc răng miệng nào đó.   Với việc vệ sinh răng miệng hợp lý, chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất phụ nữ có thai có thể đảm bảo một sức khỏe tốt trong suốt giai đoạn “bầu bí”.   

Chăm sóc răng miệng

1. Hàng ngày nên chải răng ít nhất từ 3-4 phút.     

2. Chải răng một góc 45 độ dọc theo lợi. Nhẹ nhàng chải bề mặt ngoài của răng với chuyển động rung qua lại. Đối với phần trong của răng nên cọ kỹ để có thể làm sạch chúng.     

3. Làm sạch kẽ răng định kỳ.

4. Duy trì chế độ ăn uống khỏe mạnh và thường xuyên bổ sung vitamin C.

5. Hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều đường.

Nguyễn Nhung

Theo timeofindia

Khám và chẩn đoán hiếm muộn

Khám và chẩn đoán hiếm muộn

Trả lời thư bạn đọc số 43

Câu hỏi số 117:Chào bác sĩ, tôi 27 tuổi, chưa sinh con lần nào. Gần đây tôi thường xuyên bị đau tức 2 bên nếp nằn bẹn, thỉnh thoảng có lan ra trước xương mu. Đi siêu âm không có gì bất thường.