Làm thế nào để người mẹ nhiễm HIV có thể sinh con khỏe mạnh?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGƯỜI MẸ NHIỄM HIV CÓ THỂ SINH CON KHỎE MẠNH

BÉ SINH RA TỪ NGƯỜI MẸ NHIỄM HIV, SAU BAO LÂU MỚI KHẲNG ĐỊNH KHÔNG BỊ LÂY TRUYỀN TỪ MẸ

Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con ở Việt Nam hiện nay đã xuống dưới 5%. Tuy nhiên để trẻ không bị lây nhiễm từ mẹ là cả một quá trình  điều trị từ lúc trước khi có thai cho đến khi đứa trẻ đã được sinh ra. Vậy sau bao lâu thì có thể khẳng định em bé không bị nhiễm HIV?

TS.BS Nguyễn Quảng Bắc, Trưởng khoa sản nhiễm khuẩn, bệnh viện Phụ sản Trung ương sẽ giải đáp thắc mắc này.

1.     Thưa bác sĩ, so với trước đây, tình trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã giảm như thế nào? Đâu là lý do?

Trước đây khoảng từ 10-20 năm trở về trước thì tình trạng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con rất cao khoảng 20% tuy nhiên khoảng 5 năm trở lại đây tình trạng này đã giảm dần dưới 5%. Lý do:

- Ý thức của người dân đã phát triển tốt, khám thai sớm, phát hiện sớm các bệnh lý thì sẽ có phương án phòng bệnh sớm để tránh lây từ mẹ sang con

- Các chương trình phòng chống HIV về việc phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con đã tốt lên, có cả quốc tế và Việt Nam đã điều trị từ rất sớm những bà mẹ mang thai mà bị HIV.

- Quá trình điều trị cho bà mẹ mang thai lúc chuyển dạ có nhiều biện pháp để giảm lây nhiễm.

- Bệnh nhân thường đi khám rất sớm, trước đây đa số bệnh nhân đến đẻ mới phát hiện bị nhiễm HIV.

- Vận động thực hiện hành vi tình dục an toàn, khuyến khích xét nghiệm HIV trước khi kết hôn cho cả nam và nữ, tư vấn cho phụ nữ khi mang thai và trước khi sinh tự nguyện xét nghiệm HIV, tăng cường quản lý thai sớm để phát hiện nguy cơ và điều trị sớm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

2.     Vậy để sinh con không nhiễm HIV, người mẹ cần được theo dõi và điều trị như thế nào?

Những bà mẹ trước khi sinh con đã biết mình bị nhiễm HIV rồi thì chắc chắn phải dùng thuốc điều trị phòng thuốc kháng virus (ARV). Trong thời kỳ mang thai phải theo dõi sát và có sự phối hợp giữa bác sĩ sản khoa và bác sĩ chuyên khoa lây nhiễm để điều trị cho tốt.

3.     Người mẹ có HIV vẫn dùng ARV bình thường hay phải dùng các thuốc khác thưa bác sĩ?

Khi mang thai phải dùng thuốc mới.Hiện nay có thuốc kết hợp 3 trong 1 kết hợp, chỉ dùng 1 viên, giảm được nguy cơ, biến chứng đặc biệt là các tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên vẫn phải phối hợp giữa 2 bên.

4.     Nếu mẹ mang thai rồi mới phát hiện nhiễm HIV có điều trị để sinh con an toàn, không nhiễm HIV được không và bằng cách nào?

Tùy theo, nếu phát hiện thai sớm khoảng 03 tháng đầu thì điều trị phòng lây nhiễm từ mẹ sang con như điều trị bệnh nhân trước đấy càng sớm càng tốt.

5.     Thuốc điều trị HIV trong quá trình mang thai có ảnh hưởng đến em bé không?

Thế giới đã nghiên cứu rồi, thuốc này ảnh hưởng đến thai nhi là rất thấp, gần như là không ảnh hưởng.

6.     Mẹ nhiễm HIV sinh con sẽ sinh thường hay chủ động sinh mổ? Bác sĩ cần làm gì để không lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở?

Mổ lấy thai làm giảm nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con. Khi sản phụ bị HIV sinh thường, sinh qua đường âm đạo dễ sang chấn, lúc cắt tầng sinh môn phơi nhiễm với máu hoặc dịch tiết của người mẹ có thể lây nhiễm từ mẹ sang con hoặc sang chấn qua tiếp xúc ở da. Tuy nhiên cũng tùy theo tình trạng, nếu bệnh nhân nhập viện mà không thuận lợi, tình trạng vỡ ối sớm thì có thể mổ lấy thai chủ động. Nhưng nếu như bệnh nhân đến mà chuyển dạ thuận lợi, có thể sinh thường được, cân nặng cho phép thì vẫn có thể đẻ qua đường âm đạo nhưng với điều kiện giảm can thiệp như không bấm ối sớm, chờ mở hết bọng ối, hạn chế thủ thuật thì sẽ giảm được nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con.

7.     Khi bé ra đời, bác sĩ sẽ làm gì bước tiếp theo để đảm bảo em bé không nhiễm HIV?

Sau khi mẹ sinh em bé, sẽ tiến hành vệ sinh cho em bé sau đó chuyển cho sơ sinh, sau đó hướng dẫn, tư vấn cho người nhà dùng thuốc để phòng bệnh lây nhiễm từ mẹ sang con. Và khám định kỳ 3 tháng, 6 tháng/lần làm sao để giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con.

8.     Mẹ nhiễm HIV liệu có thể cho con bú? Bác sĩ có lưu ý gì cho sản phụ và gia đình trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà?

Tổ chức y tế thế giới đã khuyến cáo khi mẹ bị HIV không nên cho con bú, nên cho bé uống sữa ngoài, tắm bé bình thường, chủ yếu là khi chăm sóc không được để xước chân tay, còn đâu vẫn chăm sóc bế ẵm bình thường không lo gì cả.

9.     Khi đứa bé có mẹ bị HIV sau khi ra đời thì sau bao lâu có thể khẳng định rằng em bé đó không bị nhiễm HIV.

Thường là phải làm các xét nghiệm khi trẻ được 03 tháng, 06 tháng, 01 năm

(Nguồn VOV2)

Trả lời thư bạn đọc số 43

Câu hỏi số 117:Chào bác sĩ, tôi 27 tuổi, chưa sinh con lần nào. Gần đây tôi thường xuyên bị đau tức 2 bên nếp nằn bẹn, thỉnh thoảng có lan ra trước xương mu. Đi siêu âm không có gì bất thường.