Câu hỏi 21: Trường hợp tất cả các thành viên trong một hộ gia đình cùng tham gia BHYT thì mức đóng BHYT có được giảm trừ không? Áp dụng với đối tượng nào?
Trả lời: Mức đóng BHYT sẽ được giảm trừ trong trường hợp tất cả các thành viên trong một hộ gia đình cùng tham gia BHYT, cụ thể như sau (khoản 6 Điều 3 Nghị định số 62):
1. Đối tượng áp dụng: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo và người thuộc hộ gia định làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp mà có mức sống trung bình tham gia BHYT theo hộ gia đinh bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu và đang sống chung trong một nhà; thân nhân của người lao động.
2. Mức đóng của các thành viên như sau: Người thứ nhất đóng bằng mức quy định; người thức hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 90%, 80%, 70% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất.
Câu hỏi 22: Đối tượng có thu nhập cao thì mức đóng được tính như thếnào?
Trả lời: Mức tiền công, tiền lương tối đa để tính mức đóng BHYT là 20 lần mức lương tối thiểu (Điều 14, Luật BHYT).
Câu hỏi 23: Mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng BHYT của người lao động được quy định như thế nào và thời điểm áp dụng?
Trả lời: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 trở đi, mức đóng hằng tháng của người lao động bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công hằng tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3 ( Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 15 Luật BHYT và Khoản 2, Điểu 3, Nghị định số 62). Phương thức đóng thực hiện như sau:
1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng BHYT cho người lao động và trích tiền đóng BHYT từ tiền lương, tiền công của người lao động đển nộp cùng một lúc vào BHYT.
2. Ba tháng hoặc 6 tháng một lần đối với các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, không trả lương theo tháng, người sử dụng lao động đóng BHYT cho người lao động và trích tiền đóng BHYT từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ BHYT.
Câu hỏi 24: Mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng BHYT của đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp, người lao động được hưởng chế độ ốm đau và thanh niên xung phong được quy định như thế nào và thời điểm áp dụng?
Trả lời: Luật BHYT (Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 15 Luật BHYT và Nghị định số 62) quy định về mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng BHYT từ thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2010 trở đi như sau:
1. Mức đóng hằng tháng của người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; người đã thôi không hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước; người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 4,5% mức tiền lương hưu, tiền trợ cấp hằng tháng do tổ chức BHXH đóng. Hẳng thắng, tổ chức BHXH đóng BHYT cho các đối tượng vào quỹ BHYT.
2. Mức đóng hằng tháng của công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206/CP ngày 30 tháng 5 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ); người lao động được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về BHXH do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài hàng ngày do Bộ Y tế ban hành bằng 4,5% mức lương tối thiểu. Hằng tháng, tổ chức BHXH đóng BHYT cho đối tượng vào quỹ BHYT.
3. Mức đóng hằng tháng của Thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ bằng 4,5% mức lương tối thiểu. Hằng năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý Thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, đóng BHYT cho các đối tượng này vào quỹ BHYT.
Câu hỏi 25: Mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng BHYT của đối tượng được NSNN đóng được quy định như thế nào và thời điểm áp dụng?
Trả lời: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 trở đi, mức đóng BHYT của đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bằng 4.5% mức tiền lương tối thiểu và do Ngân sách Nhà nước đóng (Khoản 2, Điều 3, Nghị định số 62). Hằng năm, cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng tham gia BHYT do NSNN đóng, đóng BHYT cho các đối tượng này vào quỹ BHYT.
(Còn tiếp ...)
Câu hỏi số 117:Chào bác sĩ, tôi 27 tuổi, chưa sinh con lần nào. Gần đây tôi thường xuyên bị đau tức 2 bên nếp nằn bẹn, thỉnh thoảng có lan ra trước xương mu. Đi siêu âm không có gì bất thường.
Câu hỏi số 201:Xin chào bác sĩ. Xin bác sĩ giúp em 1 câu hỏi này với ạ: em bị chậm kinh 5 ngày, dùng que thử báo 2 vạch. Vì điều kiện gia đình nên em quyết định bỏ thai đi.
Chi tiết