Những kiêng cữ nực cười khi mang thai

Từ ngày có thằng cu, chị Nguyệt thành tiên. Mẹ chồng chị lên danh sách hàng loạt điều kiêng kị. “Không được ăn ốc, không được ăn đào, và không được... hoạt động”.

Kiêng chăn gối

Mất cả trăm nghìn mua que thử rụng trứng, chị Hồng mới canh được ngày trứng rụng để thụ thai. Chị tin rằng “sản xuất” em bé trong ngày đặc biệt đó sẽ giúp con khỏe mạnh, thông minh. Ưng ý với thành quả của mình, chị Hồng nâng niu bào thai như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Bất cứ thứ gì được cho là có ảnh hưởng không tốt tới em bé, chị đều chủ động tránh xa.

Ban đầu anh Nam cũng ủng hộ quan điểm của vợ. Nhưng rồi anh sớm ngã ngửa vì cái khái niệm “bất cứ thứ gì’ của chị Hồng bao gồm cả chuyện chăn gối.

Chị Hồng thì kiên quyết: “Sung sướng cả đời rồi, bây giờ chỉ nhịn vài tháng vì con mà anh cũng không làm được là sao. Lỡ con có mệnh hệ gì, anh có chịu trách nhiệm được không. Đã ba lần sảy rồi đấy. Cấm quên”.

Nói là làm, chị Hồng một mực ngăn cản con đường tìm đến sung sướng của chồng. Chị tống ông chồng tội nghiệp sang phòng khách mỗi đêm. Có lúc, đang ngủ say giấc, chị Hồng bật dậy vì thấy anh Nam ngồi lù lù trước mặt với khuôn mặt thiểu não, van vỉ: “Thí cho anh một lần thôi bà xã”.
 

Quyết tâm bảo vệ con, chị Hồng giơ chân đạp ông chồng gầy gò ra khỏi cửa: “Người chỉ thấy mấy cái xương sườn mà sao máu thế hả ông?”.

Nhưng chị Hồng chỉ kiêng được một tháng. Tới tháng thứ hai, chị thấy bứt rứt khó chịu như người lên cơn nghiện. Hóa ra chị thèm chồng. Chị kể lúc đó chị xấu hổ lắm, chị ngại không dám đòi chồng. Thế là chị chơi chiêu “lộ hàng” dụ dỗ. Bắt được tín hiệu của vợ, anh Nam như cởi tấm lòng và thế là… hết kiêng.

Chị Hồng cho biết chị đã sai lầm khi bắt hai vợ chồng cai sex. Sau này chị được bác sĩ tư vấn khi mang bầu, “chuyện ấy” không hề ảnh hưởng gì tới em bé. Tuy nhiên, các ông bố bà mẹ cũng cần lưu ý:

- Không nên “hoạt động” quá mạnh.

- Trong thời gian bé 3 tháng hoặc 7 tháng, chuyện “chăn gối” nên hạn chế vì ở thời điểm này bé rất dễ “đòi ra ngoài”.

- Không nên thực hiện các tư thế mới lạ.

 

Ảnh minh họa.

Kiêng hoạt động

Khi mang trong mình giọt máu thiên thần, các bà mẹ tự dưng trở thành… nữ hoàng vì được ưu tiên đủ thứ trên đời. Nào thì được ăn uống thoải mái, nào thì được vui chơi hết mình. Chị Nguyệt kể, cứ hễ chị động tay, động chân vào việc gì là mẹ chồng lại chạy vù vào lườm: “Muốn hành hạ cháu bà à? Ngồi yên ở đó. Có gì bà làm, không khiến chị”.

Cũng phải thôi, mẹ chồng chị có 3 con trai thì 2 anh cả đã “cho ra lò” tới 5 nàng công chúa. Chính vì vậy, mẹ chồng cô đã mừng như bắt được vàng khi nghe bác sĩ thông báo “Bé trai”. Bé trai thì tốt rồi, tốt cho cả ông bà, và đặc biệt là tốt cho mẹ thằng cu.

Từ ngày có thằng cu, chị Nguyệt thành tiên. Mẹ chồng chị lên danh sách hàng loạt điều kiêng kị. “Không được ăn ốc, không được ăn đào, và không được... hoạt động”. Không được hoạt động? Tốt quá, vốn có máu lười nên chị Nguyệt sướng âm ỉ khi mẹ chồng tuyên bố như vậy.   “Mình không phải nấu cơm, không phải rửa bát, không phải động tay động chân làm bất cứ việc gì. Sướng quá. Giờ chỉ ăn no, ngủ kĩ mà dưỡng thai thôi” - Chị Nguyệt sung sướng chia sẻ với bạn bè.

Nhưng sướng quá hóa khổ. Do ăn nhiều và lười làm, chị Nguyệt béo quay. Chị béo tới mức đi lại cũng khó khăn, mệt nhọc. Mới đi được vài mét, chị đã dừng lại để thở. Tệ hại hơn, béo nhưng lười hoạt động nên chị Nguyệt chẳng có tí sức lực nào.

Hôm đi đẻ, chị đau quặn không đi được. Ấy thế mà chị lăn lông lốc ở trước cửa phòng đẻ một lúc lâu mới lên được bàn đẻ vì đơn giản, chị nặng quá, bệnh viện phải huy động mấy người mới khênh được chị lên bàn. Lên bàn rồi, chị còn khiến tất cả toát mồ hôi hột vì không có sức để rặn. Thôi thì mổ cho lành.

Bác sĩ mắng gia đình chị Nguyệt vì cái tội tạo điều kiện cho chị lười vận động. Tuy nhiên khi mang bầu, các mẹ phải vận động đúng cách:

- Nên đi bộ thường xuyên. Đây là một trong những môn thể thao được coi là phù hợp nhất với bà bầu.

- Khi gần sinh, quãng thời gian đi bộ khoảng 1,5 tới 2km/ ngày.

- Bác bà mẹ nên tập luyện với mức độ vừa phải và nghỉ ngơi bất cứ khi nào cảm thấy mệt và đuối sức.

- Không nên thực hiện các động tác mạnh.  

Theo TTVN

Làm thế nào để người mẹ nhiễm HIV có thể sinh con khỏe mạnh?

Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con ở Việt Nam hiện nay đã xuống dưới 5%. Tuy nhiên để trẻ không bị lây nhiễm từ mẹ là cả một quá trình  điều trị từ lúc trước khi có thai cho đến khi đứa trẻ đã được sinh ra.

Khám và chẩn đoán hiếm muộn

Khám và chẩn đoán hiếm muộn