Những phụ nữ từng hủy thai kỳ dễ đẻ non trong lần mang thai tiếp đó, và nếu phá thai từ hai lần trở lên, nguy cơ sẽ tăng gấp đôi.
Các em bé sinh non dễ gặp trục trặc về sức khỏe nhất. Cứ 10 bé thì có một em bị bệnh phổi, liệt não, mù hoặc điếc.
Ảnh minh họa. |
Nghiên cứu được công bố tại hội thảo của Hiệp hội Phôi học và sinh sản người châu Âu, cho thấy tỷ lệ phá thai đang ở mức kỷ lục. Riêng tại Anh, mỗi năm có hơn 200.000 phụ nữ chọn biện hủy thai kỳ này, chỉ sau Mỹ trong các quốc gia phương Tây.
Trong hàng chục nghiên cứu về các biến chứng thai kỳ được đưa ra tại hội thảo, người ta thấy nổi lên mối liên hệ giữa tỷ lệ phá phai và sinh non.
Theo đó, nếu từng phá thai một lần, nguy cơ người phụ nữ sinh non trong lần có bầu sau đó (sinh trước 37 tuần) tăng lên 20%. Nguy cơ sinh con rất non (trước 34 tuần) tăng lên 50%.
Với phụ nữ từng phá thai 2 lần hoặc nhiều hơn, tỷ lệ sinh non trong lần sau tăng gấp đôi, và nguy cơ sinh con rất non tăng 2,5 lần.
Tiến sĩ Robbert van Oppenraaij, từ Đại học Erasmus ở Rotterdam, cho biết chưa rõ điều gì gây ra mối liên hệ này, và phỏng đoán có lẽ phá thai làm ảnh hưởng đến tử cung hoặc tạo ra viêm nhiễm.
Tuy nhiên, các chuyên gia khác thì cho rằng điều này là hoàn toàn hợp lý. "Cơ thể bạn đang bảo vệ một em bé khỏe mạnh. Khi phá thai, bạn phá hủy sự bảo vệ đó khiến cổ tử cung trở nên dễ bị thương tổn hơn. Chính vì thế, bạn sẽ dễ sinh non". Theo Bầu