Những bà mẹ ăn nhiều chất đường trong thời kỳ mang thai có thể làm giảm chất dinh dưỡng đưa tới thai nhi, theo nghiên cứu mới được công bố của các nhà khoa học thuộc trường đại học Auckland (New Zealand).
Các nhà khoa học phát hiện thấy rằng bà ăn quá nhiều đường trong thời mang thai có thể làm giảm dưỡng chất đưa tới thai nhi, đặc biệt là các thai nhi gái. Cảnh báo này được đưa ra sau khi các nhà khoa học tiến hành hành nghiên cứu trên những con chuột đang mang thai.
Nhóm nghiên cứu cho những con chuột đang mang thai uống khoảng 26 thìa đường fructoza/mỗi ngày. Loại đường tự nhiên này được có nhiều trong mật ong, trái cây và các loại rau. Kết quả cho thấy rằng nhau thai của những chuột mẹ ăn nhiều đường nhỏ hơn so với nhưng chuột mẹ ăn ít đường. Sự khác biệt này càng rõ ở những thai nhi chuột cái.
Các nhà khoa học thuộc trường đại học Auckland giải thích rằng chất đường đã ngăn cản chất dinh dưỡng tới thai nhi, khiến nhau thai nhỏ. Vì thế, tiến sĩ Mark Vickers, người đứng đầu nghiên cứu, cảnh báo các bà mẹ mang thai không nên ăn nhiều đồ ngọt.
“Những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thường có xu hướng ăn nhiều các thực phẩm và đồ ngọt. Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi, cụ thể, là sự phát triển của nhau thai”, tiến sĩ Mark Vickers cho biết.
Theo Telegraph/Bee
Xét nghiệm AMH (Anti-Mullerian Hormone)được xem là một trong những xét nghiệm đặc biệt,đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị hiếm muộn,
Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y Hà Nội đã tổ chức Lễ mít tinh Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Ban giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương trân trọng kính mời quý đồng nghiệp trong và ngoài nước đang công tác trong lĩnh vực Sản phụ khoa/SKSS và các chuyên ngành liên quan tham gia sự kiện quan trọng của năm
Bệnh viện Phụ sản Trung ương là cơ sở y tế đầu tiên tại miền Bắc triển khai thực hiện xét nghiệm HPV Genotype PCR hệ thống tự động (HPV – mRNA).