Lễ bế giảng khóa I chương trình đào tạo Cô đỡ thôn bản 18 tháng do Bệnh viện Từ Dũ phối hợp với Vụ SKBM&TE tổ chức.
Lễ bế giảng khóa I chương trình đào tạo Cô đỡ thôn bản 18 tháng do Bệnh viện Từ Dũ phối hợp với Vụ SKBM&TE tổ chức với sự tài trợ của tổ chức liên hiêp quốc – UNFPA từ 7g30-12g00, ngày 16 tháng 3 năm 2010 tại Nhà khách T.78 - Số145 Lý Chính Thắng, F7, Quận3, TP Hồ Chí Minh.
Đến tham dự buổi lễ bế giảng có các cơ quan Trung ương gồm Đại diện Ban tuyên giáo Trung ương đảng có Bs Lê Duy Sớm, đại diện Bộ Kế hoạch - Đầu tư có Nguyễn Thị Ngọc Bảo, đại diện Bộ Nội vụcó Nguyễn Thanh Bình, T5G có Phan Công Chiến tham dự, Lãnh đạo Bộ y tế có Ts Bs Nguyễn Duy Khê - Vụ trưởng Vụ Sức Khỏe BMTE, Lãnh đạo và chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học và Đào tạo, Đại diện tổ chức Pathfinder International. Về phía đại diện các cơ quan TP HCMcó Bs Nguyễn Văn Châu – GĐ Sở Y Tế TP. HCM, Bs CKII Võ Thành Đông – Vụ trưởng – trưởng cơ quan đại diện phía nam của Bộ Y tế, Đại học Y Phạm Ngọc Thạch. Ngoài ra, có đại diện các cơ quan tài trợ quốc tế có Bà Urmila Singh, phó đại diện của Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, đại diện tổ chức y tế thế giới – WHO, UNICEF, Save the Children, các cơ quan truyền thông như O2TV, VTV1, HTV, Ủy ban dân tộc – phòng thông tin, Thông tấn xã, báo Thanh niên, Tuổi trẻ, báo Khoa học và đời sống, báo Vietnamnet cùng tham dự. Các địa phương có cô đỡ thôn bản có lãnh đạo Sở Y Tế, TTCS SKSS Ninh Thuận, Hà Giang, Kon Tum. Đại diện các tỉnh khác cùng tham dự có đại diện lãnh đạo tỉnh Gia Lai, ĐăkLăk, ĐăkNông, Lâm Đồng, Bình Định, Quảng Trị, Cao Bằng.
Về phía Bệnh viện Từ Dũ có Bs CKII Phạm Việt Thanh – GĐ, Bs Lưu Thế Duyên – PGĐ, phòng Chỉ đạo tuyến – bộ phận điều phối chính trong công tác đào tạo Cô đỡ thôn bản, phòng Điều dưỡng, Các giảng viên cùng 35 Cô đỡ thôn bản (11 CĐTB KonTum, 24 CĐTB Ninh Thuận) tham dự.
Nội dung lễ bế giảng đã nhắc lại việc triển khai mô hình đào tạo và vai trò quan trọng của Bệnh viện Từ Dũ là đơn vị chuyên môn thực hiện các hoạt động như xây dựng chương trình đào tạo và đào tạo lại cho phù hợp với đối tượng là cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa thấp và phù hợp với cơ sở đào tạo là trường học y tế, xây dựng nội dung đào tạo cho phù hợp với đối tượng học viên là người dân tộc thiểu số.
Chương trình đào tạo kéo dài 18 tháng, gồm 04 phần (module) gọi tắt là Mô hình 6 + 3 + 6+ 3, gồm: học phần I - 6 tháng đầu: đào tạo Cô đỡ thôn bản tại BV trung ương hoặc bệnh viện tỉnh, học phần II - 3 tháng tiếp theo: đào tạo chương trình Y tế thôn bản tại Trường THYT hoặc Trung tâm đào tạo cán bộ y tế tại tỉnh dự án, học phần III - 6 tháng tiếp theo: đào tạo thực tế tại địa phương, chia nhỏ tại tuyến huyện và tuyến xã, tổng cộng 24 tuần, học phần IV - 3 tháng cuối: đào tạo nâng cao tại tuyến trung ương.
Bệnh viện Từ Dũ đã biên soạn Tài liệu các tài liệu gồm có: hướng dẫn thực hiện mô hình đào tạo Cô đỡ thôn bản 18 tháng dành cho các tỉnh, tài liệu đào tạo CĐTB (dành cho học viên, giảng viên), TL đào tạo CĐTB nâng cao (dành cho HV), sổ tay thực hành lâm sàng: trong và sau đào tạo, bảng kiểm giám sát sau đào tạo.
Từ năm 2007 – 2009, Bệnh viện Từ Dũ tổ chức 3 lớp cho các giảng viên Hà Giang (13), KonTum (8), Ninh Thuận (7) và Bệnh viện PSTW(8), Bệnh viện Từ Dũ (13), đối tượng là giáo viên tại các trường trung học y tế hay của khoa Sản bệnh viện Đa khoa tỉnh về các kỹ năng hướng dẫn lý thuyết và lâm sàng dành riêng cho đối tượng người dân tộc thiểu số, trong đó có học viên thực sự của chương trình GSK. Đào tạo Cô đỡ thôn bản, ngày 15/7 - 19/12/2009 đã đào tạo học phần 1 Cô đỡ thôn bản cơ bản cho 12 em tỉnh Ninh Thuận và 15 em tỉnh KonTum với kết quả 5/27 (16%) giỏi, 18/27 (67%), 4/27 (17%) trung bình và ngày 7/12/2009 – 9/3/2010 đã đào tạo học phần IV với kết quả có xuất sắc 25% (7/35), giỏi 60% (21/35), 11,4% khá (4/35), 8,6% trung binh (3/35).
Trong quá trình đào tạo, Bệnh viện Từ Dũ đã tổ chức 3 lớp tập huấn giám sát đào tạo thực hành cô đỡ thôn bản tại Ninh Thuận ngày 16-19/6/2009 cho 20 học viên, ngày 7-10/7/2009 đào tạo cho 21 học viên: gồm bác sĩ, y sĩ, nữ hộ sinh của các huyện – xã có cô đỡ thôn bản đang thực hành và ngày 17-20/6/2009 đào tạo cho 27 học viên Kon Tum: gồm bác sĩ, y sĩ, nữ hộ sinh của các TTYT và bệnh viện khu vực có cô đỡ thôn bản đang thực hành.viên.
Ngoài ra, Bệnh viện Từ Dũ còn xây dựng kế hoạch giám sát trong và sau đào tạo tại các tuyến cơ sở là các trường trung học y tế, đã giám sát đào tạo giai đoạn 3 (18/5-30/10/09) mô hình 18 tháng CĐTB, 3 chuyến tại Ninh Thuận và 3 chuyến tại KonTum với những thuận lợi như được sự chỉ đạo thống nhất của Ban giám đốc bệnh viện nên triển khai các hoạt động đúng theo yêu cầu của Ban quản lý dự án, nhận được sự hợp tác của Sở Y Tế, TT CSSKSS, Ban quản lý dự án tỉnh, BV Khu vực, TTYT huyện, TYT xã được giám sát, hầu hết các Cô đỡ thôn bản được giám sát đều có thái độ học nghiêm túc, tích cực và đạt hiệu quả, các giảng viên đã vượt qua các trở ngại về thời tiết, địa hình để đến được với các Cô đỡ thôn bản là sự cố gắng hết sức đáng biểu dương. Tuy nhiên, cũng gặp một số khó khăn như trạm y tế xã hiện tại chưa là nơi thu hút đông người dân đến khám chữa bệnh và thiếu nhân sự, trang thiết bị, nên việc các em phối hợp với TYT xã sau khi hoàn thành 18 tháng sẽ gặp không ít khó khăn, địa hình khó khăn có ảnh hưởng phần nào tới công tác giám sát, thời điểm giám sát trùng mùa mưa bão nên điều kiện đi lại rất khó khăn, ảnh hưởng đến công tác giám sát, đến công việc học tập của Cô đỡ thôn bản.
Tóm lại, Cô đỡ thôn bản là nhu cầu cấp thiết đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số. Sau khi được đào tạo, họ đã trở lại thôn bản nơi họ sinh sống, dùng tiếng nói của dân tộc mình để tuyên truyền, giải thích những nội dung chuyên môn liên quan SKSS. Công tác đào tạo thật khó khăn gian khổ, tốn nhiều công sức và tiền bạc.
Đã có những mô hình khác nhau trong công tác đào tạo cô đỡ thôn bản và Bệnh viện Từ Dũ vinh dự góp phần quan trọng trong mô hình đào tạo 18 tháng do sự kết hợp của Vụ SKBMTE (BQL Dự án PG10) Tổ chức UNFPA và Bệnh viện Từ Dũ.
Qua buổi lễ tổng kết đã có nhiều góp ý có giá trị nhằm hoàn thiện chương trình này, Bộ Y Tế và các tổ chức phi chính phủ khẳng định giá trị và đóng góp của Bệnh viện Từ Dũ trong công tác đào tạo Cô đỡ thôn bản.
Một số hình ảnh của buổi lễ bế giảng Cô đỡ thôn bản :
Xét nghiệm AMH (Anti-Mullerian Hormone)được xem là một trong những xét nghiệm đặc biệt,đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị hiếm muộn,
Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y Hà Nội đã tổ chức Lễ mít tinh Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Ban giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương trân trọng kính mời quý đồng nghiệp trong và ngoài nước đang công tác trong lĩnh vực Sản phụ khoa/SKSS và các chuyên ngành liên quan tham gia sự kiện quan trọng của năm
Bệnh viện Phụ sản Trung ương là cơ sở y tế đầu tiên tại miền Bắc triển khai thực hiện xét nghiệm HPV Genotype PCR hệ thống tự động (HPV – mRNA).