Phát triển thành công tế bào sống nhân tạo đầu tiên

Đây là lần đầu tiên một tế bào sống được điều khiển bằng các ADN nhân tạo được phát triển thành công

Tế bào sống dưới kính hiển vi

Một nhóm nghiên cứu ở Maryland (Mỹ) cho biết đây là lần đầu tiên một tế bào sống được điều khiển bằng các ADN nhân tạo được phát triển thành công. Tiến sĩ Craig Venter, người đứng đầu nghiên cứu trên, hy vọng các tế sống nhân tạo có thể được ứng dụng để tạo ra các nguyên liệu mới hay sản xuất vaccin.

Tiến sĩ Craig Venter nói "Các tế bào sống nhân tạo có thể được ứng dụng để tạo ra những loại vaccin mới hiệu quả hơn đối với bệnh cúm hay HIV. Những loại virus gây ra hai bệnh này có tốc độ biến đổi rất nhanh, vì thế những loại vaccin hiện nay không thể theo kịp sự thay đổi của chúng”.

Các nhà khoa học đã mô phỏng quá trình tạo ra một tế bào sống nhân tạo trên máy vi tính trước khi thí nghiệm thực tế. Nhóm nghiên cứu sử dụng một số hóa chất để tổng hợp nên các đoạn ADN trong phòng thí nghiệm. Từ những đoạn ADN này, họtạo ra bộ gen của vi khuẩn đơn bào. Sau đó, bộ gen được cấy vào tế bào chất của một loài vi khuẩn đơn bào khác để tạo ra một tế bào sống mới.

"Chúng tôi đã tạo ra các chuỗi ADN từ phản ứng của 4 chất hóa học khác nhau. Sau đó, chúng tôi lắp ghép chúng để tạo ra một loại men giống như men bia hay men sữa để cấy vào tế bào chất của một loài vi khuẩn đơn bào khác”, tiến sĩ Venter tiết lộ.

Trong khi đó, tiến sĩ David Thirumalai, một nhà lý sinh học tại Maryland, cho rằng công nghệ tạo ra tế bào sống nhân tạo có thể được sử dụng để phục hồi một số bộ phận bị khiếm khuyết trên cơ thể con người hay tạo ra các vi khuẩn giúp làm sạch dầu loang một cách nhanh chóng.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang đàm phán với các công ty dược phẩm về dự án tạo ra các loại vaccin mới bằng công nghệ tế bào sống nhân tạo. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học chuyên về lĩnh vực gen lo ngại những rủi ro khó lường từ những loại vaccin được tạo ra bằng các tế bào nhân tạo.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng lo ngại rằng công nghệ này có thể bị những kẻ khủng bố sinh học để tạo ra các virus ‘bẩn’ gây bệnh nguy hiểm cho con người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn coi đây là một bước đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu gen.

YHTH
Theo Vietnamnet

Thai phụ 18 tuổi can trường chiến đấu với ung thư buồng trứng, vỡ òa hạnh phúc được làm mẹ

Đến khám lại tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, chị Nguyễn Trần Khánh Linh vui mừng chia sẻ: "Kết quả rất tốt, tôi sắp hoàn thành đợt hoá trị thứ 6, chỉ còn 1 đợt nữa thôi..."