Với các bác sĩ phụ khoa thì việc kiểm tra độ pH của âm đạo là hết sức đơn giản. Nhưng với chị em thì tự kiểm tra có quá khó không?
Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể xác định độ axit hoặc kiềm của các chất tiết dịch trong âm đạo của mình.
Tại sao chị em nên sử dụng bộ kiểm tra độ pH của âm đạo tại nhà?
Những khi gặp các triệu chứng bất thường ở âm đạo (như ngứa, rát âm đạo có mùi hôi, hoặc một dịch âm đạo bất thường), có thể bạn sẽ muốn tự kiểm tra độ pH trong âm đạo trước khi quyết định có cần đến khám bác sĩ hay không. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng kiểm tra này sẽ không giúp chẩn đoán HIV, chlamydia, herpes, lậu, giang mai, hoặc liên cầu nhóm B.
Thông thường, khi phụ nữ có những triệu chứng bất thường âm đạo, nghi ngờ đầu tiên là bệnh nấm âm đạo. Nếu bạn có triệu chứng ở âm đạo mà bạn cho rằng đúng là nhiễm nấm âm đạo, thì việc kiểm tra độ pH có thể giúp bạn phân loại các nhiễm trùng trước khi sử dụng thuốc OTC để điều trị.
Sử dụng bộ kiểm tra độ pH của âm đạo tại nhà như thế nào?
Bộ kiểm tra độ pH âm đạo tại nhà bao gồm một mảnh giấy thử pH và biểu đồ màu sắc để xác định kết quả pH âm đạo của bạn. Để thực hiện việc kiểm tra, giữ giấy thử pH chạm vào thành âm đạo trong vài giây. Tiếp theo, so sánh màu của giấy thử pH đã thử vào biểu đồ màu sắc. Nếu các màu sắc có thể không thật chính xác với biểu đồ, bạn nên chọn những gần giống nhất.
Đọc kết quả thử độ pH âm đạo tại nhà như thế nào?
Bình thường pH âm đạo là 3,8-4,5, hơi có tính axit. Bộ kiểm tra pH âm đạo tại nhà có thước đo pH từ 1-14. Độ pH bất thường sẽ là cao hơn hoặc thấp hơn độ pH âm đạo bình thường. Cao hơn có nghĩa là ít tính axit hơn, còn thấp hơn mức bình thường tức là độ pH có nồng độ axit cao. Độ pH âm đạo thường xuyên bất thường là dấu hiệu của nhiễm trùng âm đạo.
Tuy nhiên, bạn nên biết rằng không phải tất cả các bệnh nhiễm trùng âm đạo đều gây ra thay đổi sự thay đổi pH trong âm đạo. Điều này có nghĩa là, dù sau khi kiểm tra mà thấy độ pH bình thường thì không có nghĩa là bạn không bị loại nhiễm trùng âm đạo nào.
Nếu pH âm đạo của bạn cao hơn bình thường, rất có thể là bạn bị nhiễm khuẩn âm đạo chứ không phải là một nhiễm nấm men. Trong trường hợp này, không sử dụng thuốc OTC cho nhiễm nấm âm đạo vì thuốc không điều trị nhiễm khuẩn. Bạn cần phải gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị.
Mặt khác, nếu độ pH âm đạo của bạn là bình thường hoặc dưới mức bình thường nhưng trước đó bạn được bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng nấm men âm đạo thì bạn cũng có thể thử một trong những thuốc OTC cho nhiễm nấm âm đạo. Nếu các thuốc OTC cho nhiễm nấm âm đạo không chữa khỏi triệu chứng âm đạo của bạn hoặc nhiễm trùng, gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị. Theo Afamily
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam