Trẻ sinh sau có nguy cơ bị tự kỷ cao nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh của người mẹ quá gần, kết luận này rút ra từ nghiên cứu trên nửa triệu trẻ em sống tại California (Mỹ).
Các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm các nguy cơ dẫn tới tự kỷ và xem xét ảnh hưởng của khoảng cách giữa 2 lần sinh và nhận thấy không có yếu tố nào đáng chú ý hơn khoảng cách giữa 2 lần sinh. Tuy nhiên, ông cho biết cần có thêm các nghiên cứu để xác nhận sự liên quan này.
Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào nhóm trẻ chào đời từ 1992 - 2002. Kết quả cho thấy trong 662.730 trẻ sinh sau anh/chị ruột có 3.137 trẻ bị tự kỷ. Trong số 156.034 trẻ ra đời khi anh/chị của bé chưa được 1 tuổi thì có 1.188 trẻ bị tự kỷ. Tỉ lệ này khá cao nhưng vẫn dưới 1%.
Theo đó, nghiên cứu mới được tài trợ bởi Quỹ Robert Wood Johnson và Học viện Y tế quốc gia Mỹ kết luận rằng: Những em bé có anh/chị lớn hơn mình từ 2 tuổi trở xuống sẽ có nguy cơ bị tự kỷ cao hơn so với những trẻ sinh sau anh/chị của mình ít nhất 3 năm. Đứa thứ 2 chào đời càng sớm thì càng có nguy cơ bị tự kỷ và điều này đúng ở mọi lứa tuổi làm cha mẹ.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này hiện chưa rõ ràng: Có thể là do cha mẹ gặp nhiều vấn đề về phát triển do khoảng cách giữa 2 lần sinh quá gần và cha mẹ cần tới sự giúp đỡ nhiều hơn. Hoặc các yếu tố sinh học có thể tác động. Hay quá trình mang thai làm sụt giảm các vi chất như folate, vitamin nhóm B. Nghiên cứu trước đó cho thấy sinh liền có liên quan với sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân và đó có thể là do thiếu folate.
“Nói một cách trung thực, đây là một cú sốc đối với chúng tôi”, tác giả Peter Bearman, ĐH Columbia (New York) cho biết.
Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng đề nghị trước khi tiếp tục sinh con, người mẹ cần có kế hoạch tránh thai và bồi bổ, đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể để giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân, sinh non và tự kỷ. Theo AP/Dân trí
Kính gửi: Các nhà cung cấp dịch vụ Tư vấn thẩm định hồ sơ mời thầu và thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tại Việt Nam