Câu hỏi số 5: su dung progesteron trong dieu tri doa say thai nhu the nao,co chong chi dinh gi khong va theo doi nhu the nao?
Trả lời:
Trong thời kỳ mang thai nồng độ estrogen và progesteron tăng dần theo thời gian đến cuối chu kỳ, nồng độ progesteron giảm thấp(do hoàng thể thoái hoá sớm, do gai rau tiết không đầy đủ…) sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai và đẻ non. Sử dụng progesteron trong thai nghén với hai mục đích chính: - Bổ sung lượng progesteron do thiếu hụt đối kháng với estrogen, làm giảm sự nhạy cảm của cơ tử cung đối với các kích thích bên ngoài. - Trong các trường hợp u xơ tử cung có thai, progesteron có tác dụng làm giảm tác dụng của estrogen trên mô xơ từ đó làm giảm sự phát triển của u xơ tử cung. Hiện nay có rất nhiều loại progesteron và tuỳ theo từng loại mà sử dụng theo liều lượng, đường dùng khác nhau. |
Sử dụng progesteron có một số chống chỉ định như sau:
- Bệnh nhân viêm tắc tĩnh mạch hoặc có tiền sử viêm tắc tĩnh mạch, bệnh lý van tim, bệnh mạch vành, u tuyến yên.
- Thai lưu vì không có tác dụng điều trị mà làm thai lưu lại lâu hơn trong buồng tử cung.
Theo dõi trong quá trình điều trị chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng như đau bụng, ra máu… và qua siêu âm đo độ dày của màng đệm, kích thước và mật độ của u xơ tử cung…
Câu hỏi số 6: sieu am co the phat hien rau cai rang luoc khong? chan doan rau tien dao tren sieu am duoc khang dinh tu tuoi thai bao nhieu tuan?
Trả lời:
Rau cài răng lược chỉ có thể chẩn đoán chắc chắn qua các mô tả trực tiếp qua soi bàng quang (trong trường gai rau xuyên thủng bàng quang), hay soi ổ bụng (trong trường hợp gai rau xuyên cơ tử cung vào ổ bụng) hoặc chẩn đoán giải phẫu bệnh sau khi mổ cắt tử cung.
Chẩn đoán siêu âm rau cài răng lược là chẩn đoán gián tiếp với các biểu hiện:
- Không thấy phần âm vang thưa ngay sau bánh rau.
- Siêu âm Doppler thấy các mạch máu của bánh rau thông vào lớp cơ tử cung.
- Một số trường hợp phần niêm mạc bàng quang tương xứng nơi vị trí rau bám có hình ảnh không đều.
Hiện nay chưa có thống kê chính thức về tuổi thai sớm nhất được chẩn đoán rau cài răng lược qua siêu âm. Thông thường rau cài răng lược xảy ra ở những thai phụ có tiền sử mổ đẻ, mổ thân tử cung, bóc rau nhân tạo,… và có trên 30% có là rau tiền đạo và thường được chẩn đoán vào quý 3 của thai kỳ.
Câu hỏi số 7: khi nao can lam xet nghiem duong mau cho san phu de sang loc va phat hien som dai thao duong thai nghen,dieu tri DTD thai nghen chi su dung insulin hay co the dung thuoc noi khoa don thuan.
Trả lời:
Xét nghiệm đường máu là xét nghiệm thường quy để phát hiện đái tháo đường.
Nếu bạn chưa bao giờ làm xét nghiệm đường máu, bạn phải làm xét nghiệm trước khi có thai và ngay khi có thai để đánh giá đường huyết của bạn.
Nếu bạn đã làm xét nghiệm và kết quả trước đó là bình thường, bạn phải làm xét nghiệm từ khi thai sau 20 tuần để đánh giá đường huyết.
Nếu bạn chẳng may duơng tính, bạn phải điều trị theo ý kiến của bác sĩ thông thường là:
- Điều chỉnh đường huyết bằng chế độ ăn.
- Sử dụng thuốc uống: trường hợp này đặc biệt phải chú ý vì một số thuốc có ảnh hưởng tới thai nhi, đặc biệt là gây bất thường trên cơ thể.
- Sử dụng thuốc tiêm Insulin.
Xét nghiệm đường huyết phải duy trì dưới 7mmol/l
Câu hỏi số 8: su dung aspegic cho phu nu co thai trong nhung truong hop nao, cach dung va qua trinh theo doi the na?
Trả lời:
Aspirin có tác dụng trên cơ thể theo liều sử dụng, trong thời kỳ thai nghén sử dụng aspirin theo liều thấp 80mg/ngày và thường trong những trường hợp sau:
- Tăng huyết áp, tiền sử có tăng huyết áp thai nghén, tiền sử có tiền sản giật hoặc sản giật
- Bệnh lý hệ thống: Lupus
- Các bệnh lý tăng đông máu, tiền sử tác mạch…
- Thai suy dinh dưỡng không rõ nguyên nhân
Theo dõi xét nghiệm máu hàng tháng để đánh giá chức năng đông máu, nếu có biến đổi phải dừng điều trị
Câu hỏi số 117:Chào bác sĩ, tôi 27 tuổi, chưa sinh con lần nào. Gần đây tôi thường xuyên bị đau tức 2 bên nếp nằn bẹn, thỉnh thoảng có lan ra trước xương mu. Đi siêu âm không có gì bất thường.
Trả lời: Mỗi một nang noãn đều có cấu trúc chứa đầy dịch.
Chi tiết