Những ngày này, thời tiết rét đậm, rét hại khiến nhiều người đổ bệnh, nhất là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết cách chăm con.
Việc chăm sóc cho trẻ không chỉ cần kinh nghiệm mà còn cần nhiều kiến thức khoa học. Rất nhiều bà mẹ nuôi con lần thứ 2 mà vẫn chưa biết cách chăm sóc con đúng cách. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, việc giữ ấm cho trẻ là rất quan trọng. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, các bà mẹ vẫn phải lưu ý giữ vệ sinh cho con, cần tắm và vệ sinh da hàng ngày. Đối với trẻ chưa rụng rốn, để tránh bị nhiễm trùng, sau khi tắm cần lau rốn bằng cồn 70 độ. Thường việc tắm cho trẻ phải nhanh, vào thời điểm nhiệt độ cao trong ngày, ở những nơi khuất gió. Khi tắm, phải giữ sao cho đầu bé luôn cao trên mực nước và tránh không để nước vào tai bé. Những hôm trời rét nên tắm từng phần, xong phần trên thân thì cuốn khăn ấm và tắm tiếp phần thân dưới.
Để giữ ấm cho trẻ, nhiều gia đình thường dùng than củi để hơ dưới giường. Điều này là rất nguy hiểm vì than sẽ tiêu thụ hết khí ôxy và sinh ra khí cacbonic, có thể gây ngạt thở cho bé. Một thói quen sai lầm phổ biến khác là để giữ ấm và tránh cho trẻ khỏi giật mình, các bà mẹ thường bó chặt bé bằng tã lót. Cách làm này rất phản khoa học, làm vậy sẽ khiến bé khó chịu, không được thoải mái để thở và vận động.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Bên cạnh việc chăm sóc trẻ cần lưu ý phòng bệnh cho trẻ. Trẻ sơ sinh, nhất là sơ sinh thiếu tháng có sức khỏe yếu nên có nguy cơ mắc bệnh gấp nhiều lần so với trẻ sinh đủ tháng. Trẻ đẻ thiếu tháng dễ mắc các bệnh như suy hô hấp, vàng da, nhiễm trùng, viêm ruột hoại tử, chảy máu phổi, xuất huyết não…
Với các trẻ sơ sinh đủ tháng, trong giai đoạn này cũng hay mắc các bệnh về suy hô hấp do chậm tiêu dịch phổi, cơ thể chưa thích ứng được với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Đặc biệt, nếu trẻ sinh mổ khi chưa có chuyển dạ thì nguy cơ mắc các bệnh này càng tăng cao.
Nguy hiểm nhất là những bà mẹ bị bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, rất có thể sẽ lây nhiễm sang con. Nhiều bệnh không chỉ các bác sĩ Việt Nam không chữa được mà ngay cả các bác sĩ ở các nước tiên tiến cũng bó tay, như bệnh giang mai chẳng hạn. Do đó, khi mang thai người mẹ cần phải đi khám thai theo định kỳ, làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, tránh để ảnh hưởng đến thai nhi. Trẻ có các dấu hiệu bệnh lý cần được đưa đi khám kịp thời, tránh tự chữa bệnh tại nhà có thể gây các hậu quả nghiêm trọng.
Theo Bác sĩ Nguyễn Thanh Hà Trưởng khoa Sơ sinh Bệnh viện Phụ sản T.Ư
Bệnh viện Phụ sản Trung ương xin trân trọng thông báo lịch khám, chữa bệnh, cấp cứu Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Đến khám lại tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, chị Nguyễn Trần Khánh Linh vui mừng chia sẻ: "Kết quả rất tốt, tôi sắp hoàn thành đợt hoá trị thứ 6, chỉ còn 1 đợt nữa thôi..."
Ngày 13/12/2024, khóa học DIU: “Siêu âm chẩn đoán trước sinh và Y học bào thai” được long trọng tổ chức tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Đến khám lại tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, chị Nguyễn Trần Khánh Linh vui mừng chia sẻ: "Kết quả rất tốt, tôi sắp hoàn thành đợt hoá trị thứ 6, chỉ còn 1 đợt nữa thôi..."
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam