Chế độ dinh dưỡng hợp lý sau sinh

Chăm sóc sức khỏe và duy trì một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp phụ nữ sau sinh nhanh chóng khôi phục sức khỏe và vóc dáng, cũng như bổ sung dưỡng chất cần thiết để sữa mẹ tốt cho trẻ.

Sau đây là một số nguyên tắc để sản phụ tham khảo:

- Ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là thức ăn có chứa nhiều protein, canxi, sắt như: thịt bò, trứng, sữa, gan và thận động vật; các sản phẩm từ đậu có thể nấu canh với xương heo, giò heo là những thức ăn có hàm lượng canxi rất cao.

- Phối hợp ăn uống hợp lý. Dinh dưỡng của sản phụ phải toàn diện, không thể ăn theo ý thích của mình, cũng không phải ăn nhiều quá một loại thực phẩm. Trong các bữa ăn chính phải có thức ăn thô như cơm, bắp, tiểu mạch, khoai để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra, trái cây, rau cải cũng rất có ích cho sản phụ nhằm cung cấp đủ vitamin, chất xơ và thúc đẩy vú tiết sữa bình thường. Vì vậy nên tập thói quen ăn trái cây sau mỗi bữa ăn, các loại như táo, quít, lê v.v...  

- Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và ít kích thích; tránh táo bón vì nếu để táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa tử cung.

- Không kiêng cữ một cách thái quá. Thời kỳ cho con bú, dinh dưỡng phải đủ về mọi mặt mới đáp ứng nhu cầu của bản thân và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé.

- Ăn uống hợp vệ sinh, 5-7 ngày sau khi sinh nên ăn những thức ăn mềm như cơm nát, cháo; không ăn quá nhiều dầu mỡ như thịt gà (có da), giò heo... Sau 7 ngày có thể ăn các món như cá, thịt, trứng gà nhưng không nên ăn quá no trong vòng một tháng sau khi sinh mà ăn làm nhiều bữa trong ngày.

- Tránh xa những thức ăn cay nóng như: hành, ớt, hồi hương, hẹ, rượu...vì dễ làm cho sản phụ bốc hoả và có thể ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, làm cho trẻ bị nóng trong người. Cũng không nên ăn thức ăn sống, lạnh vì dễ làm tổn thương dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá. Ngoài ra, thức ăn sống lạnh dễ tạo máu bầm làm đau bụng sau khi sinh.

- Ngoài 3 bữa chính, sản phụ nên ăn nhiều bữa phụ với các loại thực phẩm dễ tiêu như mì, cháo để tăng lượng sữa.

- Bạn không nên áp dụng những chương trình giảm cân cho đến khi bạn ngưng cho con bú vì chế độ ăn kiêng có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng của thai nhi nếu bạn ăn không đúng chất dinh dưỡng thiết yếu. Còn nếu như bạn không cho con bú thì cũng cần có một chế độ ăn phù hợp để có đủ năng lượng chăm sóc em bé.

Trong thời gian cho con bú, người mẹ cũng phải cẩn thận với thức ăn của chính mình, không nên uống rượu, cà phê, trà đậm, hút thuốc lá. Những thức ăn như tỏi, măng… có thể làm đổi mùi sữa. Phải cẩn thận trong việc sử dụng các loại thuốc, chỉ uống theo toa của bác sĩ và đừng quên cho bác sĩ biết là mình đang trong giai đoạn cho con bú. Nên ăn nhiều rau cải, trái cây, uống nhiều nước, ăn chân giò heo hầm đu đủ, uống sữa và có chế độ nghỉ ngơi phù hợp.

Trên cơ sở các nguyên tắc đó, bạn có thể lựa chọn các loại thực đơn phù hợp cho mình nhằm đảm bảo sự hồi phục sức khoẻ sau khi sinh và chất lượng sữa cho trẻ tốt nhất.   Theo Tapchimonngon

Lần đầu tiên tại Việt Nam: Tổ chức khóa đào tạo "Kỹ thuật chuyển phôi trong IVF"

Ngày 11/12/2024, Bệnh viện Phụ sản Trung ương tổ chức khóa đào tạo "Kỹ thuật chuyển phôi trong IVF" sử dụng phương pháp thực hành mô phỏng thực tế ảo hiện đại nhất trên thế giới.