Cúm A/H1N1 quay trở lại với số lượng bệnh nhân tăng nhanh chóng và đã có ca tử vong.
Hiện tại Bệnh viện Các bệnh nhiệt đới TƯ có bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1 đang được điều trị tích cực với biểu hiện bệnh nặng.
Đỉnh của mùa dịch cúm A/H1N1
BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Các bệnh nhiệt đới TƯ ngày 13/2 cho biết, hiện Khoa đang điều trị cho một bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 với bệnh cảnh nặng. Qua gần một tháng điều trị mà bệnh nhân vẫn phải thở máy, lọc máu vì suy đa phủ tạng. Bệnh nhân sống tại Hà Nội, nhập viện ngày 8/1 với triệu chứng cúm A nặng. Sau khi xét nghiệm, cho thấy dương tính với virus cúm A/H1N1. Qua điều tra dịch tễ, gia đình bệnh nhân này có thêm hai người khác cũng bị cúm A/H1N1 nhưng bệnh cảnh nhẹ hơn. BS Cấp cho biết, từ đầu mùa dịch đến nay đã điều trị gần 80 bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 nhưng đây là ca có biểu hiện bệnh nặng nhất và phục hồi chậm.
BS Nguyễn Trung Cấp đang khám cho một bệnh nhân bị mắc cúm A/H1N1. |
Ca bệnh tử vong đầu tiên ghi nhận trong năm nay là một nam giới. Bệnh nhân nam 52 tuổi này (ở thôn Thụy Hà, xã Bắc Hồng, Đông Anh, Hà Nội) ngày 22/1 được Bệnh viện Bắc Thăng Long chuyển tới Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng suy hô hấp. Tại đây, bệnh nhân được điều trị tích cực, kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A/H1N1 đại dịch. Nhưng đến ngày 27/1, bệnh tiến triển rất nặng, suy đa phủ tạng nên gia đình xin về và tử vong tại nhà. Bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu, nghiện thuốc lá nhiều năm. Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ và Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã điều tra dịch tễ, chưa phát hiện yếu tố nguy cơ lây lan rộng.
Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ Nguyễn Trần Hiển cho biết, số lượng bệnh nhân nhập viện thời gian qua có tới 80% là mắc cúm A/H1N1. Ông Hiển cũng cho biết thêm, đây chính là thời gian đỉnh dịch cúm A/H1N1.
Biểu hiện bệnh không tăng độc lực
Sốt phát ban bùng phát Tại khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai mỗi ngày tiếp nhận 5-6 ca sốt phát ban. Theo PGS.BS Nguyễn Thị Ngọc, Trưởng khoa Truyền nhiễm, đây chính là "mùa" của bệnh sốt phát ban. Nhưng phần lớn bệnh nhân đến để khám và điều trị ngoại trú, chỉ có một số bệnh nhân biểu hiện sốt cao liên tục không thể giảm mới phải nhập viện. PGS.BS Nguyễn Thị Ngọc cũng cho rằng, một số phương tiện thông tin nói rằng sốt phát ban nếu không đi bệnh viện sẽ "chạy" lên não làm bại não là thiếu chính xác về tính y học. Bệnh sốt phát ban không nguy hiểm lên não. Bệnh nặng chỉ là sốt cao và nếu không kịp thời hạ sốt sẽ gây co giật, ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. |
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, theo dõi dịch tễ trong những năm gần đây của Viện cho thấy, các chủng cúm A/H1, H5 và cúm B lưu hành thay phiên nhau. Năm nay chính là năm quay trở lại của cúm A/H1N1 nhưng có xu hướng tăng đột biến hơn những năm trước. Nhưng cũng theo ông Hiển, tuy có tăng về số lượng ca mắc nhưng lại giảm về các triệu chứng và không có sự biến chủng cũng như chưa phát hiện ra những ca kháng thuốc điều trị. Trước sự lo ngại tăng độc lực của cúm A/H1N1 lưu hành qua nhiều năm, ông Hiển cho rằng, vấn đề này cần phải giám sát liên tục để theo dõi các biểu hiện độc lực trên người bệnh.
Một thông tin khác liên quan đến cúm A/H1N1: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo có ít nhất 12 quốc gia báo cáo các trường hợp mắc chứng ngủ rũ trong số những trẻ được tiêm vaccine Pandemrix phòng cúm đại dịch H1N1. Cũng theo WHO thì chứng ngủ rũ là một rối loạn giấc ngủ, gây mệt mỏi và thường khiến bệnh nhân rơi vào giấc ngủ mà không cảnh báo trước, thậm chí là trong khi đang làm việc gì đó. Bệnh thường xuất hiện ở người trẻ và hiếm khi gây tử vong.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyễn nhiễm và vaccine sinh phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, thành phố đã triển khai tiêm vaccine cúm H1N1 bắt đầu từ tháng 9/2010 (tiêm dịch vụ, không nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia). Hiện vaccine này được nhập về từ các nước như: Pháp, Bỉ, Hà Lan. Hiện Trung tâm Y tế dự phòng chưa nắm được thông tin về các trường hợp mắc chứng ngủ rũ như WHO đã thông tin.
Vân Khánh
Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương xin trân trọng thông báo: Hội Nghị Bệnh viện vệ tinh mở rộng chuyên ngành Sản - Phụ Khoa sẽ chính thức diễn ra trong 2 ngày từ 26-27/12/2024 tại Ninh Bình.
Ngày 11/12/2024, Bệnh viện Phụ sản Trung ương tổ chức khóa đào tạo "Kỹ thuật chuyển phôi trong IVF" sử dụng phương pháp thực hành mô phỏng thực tế ảo hiện đại nhất trên thế giới.
Ngày 13/12/2024, khóa học DIU: “Siêu âm chẩn đoán trước sinh và Y học bào thai” được long trọng tổ chức tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
TTND.GS.TS Nguyễn Duy Ánh được bổ nhiệm làm Trưởng Bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y Hà Nội.
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam