Những điều lí thú về sự phát triển của trẻ

Có một số điều rất có thể bạn không biết về sự phát triển của trẻ?

1. Trong bụng mẹ:

Cảm nhận được thế giới bên ngoài: Bé bắt đầu biết “hóng hớt” khi nghe thấy tiếng ồn bên ngoài hoặc âm thanh to, bất thình lình. Khả năng này xuất hiện khi bé được khoảng 23 tuần tuổi và bất kì những bà bầu nào trong quý II và quý III đều có thể cảm nhận được nếu bé lắc lư, quẫy, đạp.

Nhưng nếu những tiếng ồn này thường xuyên diễn ra thì bé sẽ trở nên quen và không phản ứng với nó nữa. Đây chính là dấu hiệu cho thấy não bộ của trẻ phát triển bình thường.

Thở dưới nước: Bé bắt đầu thở khi bé vẫn còn trong bụng mẹ thậm chí phổi của bé chưa hấp thu tí ôxy nào. Khoảng tuần thứ 27, dịch chứa trong phổi bé bắt đầu lan rộng nhờ những cơn co của cơ hoành và cơ ngực của bạn giúp phát triển các cơ, vận động vòng quanh cần thiết cho hoạt động thở thực sự.

Ngửi được mùi bên ngoài: Khoảng 28 tuần tuổi, bé bắt đầu có thể ngửi được những mùi mà bạn ngửi thấy. Điều này được chứng minh bằng nghiên cứu trước khi sinh: Các bà bầu được đặt một lá bạc hà vào mũi. Những thai nhi dưới 28 tuần tuổi không có phản ứng gì. Còn những thai nhi nhiều hơn 28 tuần tuổi thì phản ứng bằng cách mút, nhăn nhó, cử động.

Cảm giác mùi của thai nhi được thực hiện do dịch ối.  

2. Bé sơ sinh: Thay đổi từng ngày trong mắt bạn

Lớn nhanh: Trung bình các bé thường có cân nặng gấp đôi cân nặng lúc sinh khi được 4 tháng tuổi, gấp 3 khi được 1 tuổi. Bé cũng cao khoảng 2.5-4cm mỗi tháng.

Không thích muối: Bé có thể khám phá vị ngọt, đắng, chua nhưng khó nếm được vị mặn cho tới khi lớn hơn 4 tháng tuổi. Vấn đề này liên quan tới thận.

Chỉ nhìn thấy bạn: Khi sinh, mắt bé bằng khoảng 75% mắt người lớn nhưng tầm nhìn chỉ 20/2400. Điều này có nghĩa là bé chỉ nhìn thấy những gì cách khoảng 1 bước chân. Vì thế mà bé chỉ quen với người nào thường xuyên cho bé ăn hoặc bế, nựng bé.

Khoảng 6 tháng, tầm nhìn của bé là 20/20. Trong khoảng thời gian này bạn có thể cho bé chơi đồ chơi để kích thích sự phát triển của mắt đặc biệt là sự kết nối giữa mắt và não bộ.

3. Bé chập chững: Làm rối tung mọi thứ

Học từ mới: Trẻ thường hiểu lời nói trước khi biết nói. Khoảng 1 tuổi, bé có thể hiểu 70 từ nhưng chỉ nói được chút ít. Khi được 18 tháng tuổi, vốn từ vựng bắt đầu được trau dồi và bé học từ mới khá nhanh. Vào 6 tuổi, bé có thể hiểu 13000 từ (người lớn là 60000 từ).

2 bàn tay: Phần lớn các con 1 tuổi đều thuận 2 tay và dùng cả 2 tay bình đẳng như nhau. Chỉ khi tới 2-3 tuổi, các con mới có xu hướng sử dụng tay nào là tay thuận. Khoảng 90% bé sẽ thuận tay phải.

Để giải thích cho hiện tượng này, có thuyết nói rằng, do rằng khi ở trong bụng mẹ, tay phải được sử dụng thường xuyên hơn là tay trái. Nhưng cũng có thuyết giải thích khá là đơn giản: Liên quan tới yếu tố thói quen, bạn sử dụng tay phải để đưa cho bé đồ vật nên bé cũng theo bạn.

4. Bé chuẩn bị đi học: Bắt đầu nhận thức

Ơ-rê-ka, đó là tôi! Đã đến lúc trẻ gây “rắc rối” vì đang nhận thức, khẳng định mình là một “cá nhân” “độc lập” cho nên không cần mẹ làm cho tất cả, tự mình làm. Cũng biết rằng, cái gì là của mình, cái gì không phải là của mình. Khi chơi trong nhóm, thường không thích chia sẻ đồ của mình với bạn khác.

Hay quên: Trẻ sẽ chẳng nhớ người bạn tốt nhất của mình cho tới khi trẻ hơn 3 tuổi. Nhiều người trong chúng ta tìm lại kí ức khi còn nhỏ thường không thể nào nhớ nổi và cứ tưởng mình mắc chứng quên. Nhưng không phải. Vì đó là do não bộ chưa có chức năng lưu giữ trước 3 tuổi.

Nhưng điều này không có nghĩa là những trải nghiệm của trẻ trước 3 tuổi không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Chúng vẫn ảnh hưởng, chỉ là khi trẻ lớn hơn, trẻ không thể nhớ được.

Làm khác người lớn bảo: Không phải vì trẻ chống đối mà vì chúng không nghĩ theo cách của người lớn, chúng không có khả năng nghĩ logic mọi thứ. Trẻ có thể tin rằng có con quỷ biển dưới gầm giường và bạn có thể đuổi nó đi.

Nếu bạn buồn trẻ sẽ đưa cho bạn con gấu bông để chơi vì chúng nghĩ đơn giản, con gấu bông này chia sẻ với trẻ khi trẻ buồn và nó cũng sẽ chia sẻ với bạn khi bạn buồn. Chỉ nghĩ đơn giản vậy thôi.   Theo Eva

Thai phụ 18 tuổi can trường chiến đấu với ung thư buồng trứng, vỡ òa hạnh phúc được làm mẹ

Đến khám lại tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, chị Nguyễn Trần Khánh Linh vui mừng chia sẻ: "Kết quả rất tốt, tôi sắp hoàn thành đợt hoá trị thứ 6, chỉ còn 1 đợt nữa thôi..."