Ngành Y tế đẩy mạnh triển khai thanh toán không dùng tiền mặt

Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương có: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương; Ông Phạm Hồng Hải, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông; ...

          Đây là nội dung tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Đẩy mạnh triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trong Ngành Y tế” được diễn ra vào sáng nay 20/9/2019.

Đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Ban cùng các đại biểu thực hiện nghi thức Khai trương Cổng giao dịch hỗ trợ y tế

          Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương có: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương; Ông Phạm Hồng Hải, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông; Ông Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội; cùng đại diện Lãnh đạo các Bộ/Ban/Ngành, các Bệnh viện, ngân hàng, cơ quan truyền hình thông tấn Trung ương, Hà Nội đã về dự đưa tin cho Hội nghị.

          Tại điểm cầu của các tỉnh có đại diện Lãnh đạo UBND tỉnh, Lãnh đạo Sở Y tế và đại diện một số Sở, Ban, Ngành, các bệnh viện tuyến tỉnh, các ngân hàng thương mại, Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế của tỉnh.

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương phát biểu khai mạc Hội nghị

          Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết: thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán điện tử nói riêng là xu thế tất yếu của thời đại, thể hiện một xã hội văn minh, hiện đại, đem lại nhiều lợi ích to lớn, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước và hội nhập quốc tế. Thời gian qua, Ngành Y tế đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật để tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của người dân trong lĩnh vực hành chính công, lĩnh vực khám, chữa bệnh, phòng bệnh, nâng cao sức khỏe và trong công tác đào tạo nhân lực y, dược. Đồng chí Bộ trưởng, Trưởng Ban khẳng định: việc sử dụng bệnh án điện tử, thanh toán điện tử không dùng tiền mặt cũng như bệnh viện thông minh là một yêu cầu tất yếu của xã hội văn minh. Đặc biệt, việc thanh toán không dùng tiền mặt có nhiều lợi ích như an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian; đồng thời cho phép các giao dịch mua bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ một cách trực tuyến ở mọi lúc, mọi nơi; cho phép người dân tiếp cận và thanh toán không chỉ trong nước mà ngay cả với thị trường toàn cầu.

          Đồng chí Bộ trưởng, Trưởng Ban nhấn mạnh: thanh toán không dùng tiền mặt trong khám chữa bệnh còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập như người dân đến khám chữa bệnh vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt, chưa quen sử dụng thẻ, các ứng dụng di động để thanh toán. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết có 50% dân số Việt Nam chưa có tài khoản ngân hàng hoặc thẻ thanh toán điện tử; chưa có nhiều giải pháp thanh toán viện phí cho các cơ sở y tế tại vùng sâu, vùng xa, miền núi; nhận thức chưa đầy đủ về lợi ích, ý nghĩa thanh toán không dùng tiền mặt của bệnh viện nên tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt hiện còn thấp; kết nối giữa phần mềm ngân hàng, các trung gian thanh toán với hệ thống thông tin bệnh viện còn gặp nhiều khó khăn; phí thanh toán các giao dịch không dùng tiền mặt còn cao và bệnh viện chưa có các cơ chế chi trả phí. Thêm vào đó, kết nối giữa phần mềm ngân hàng, các trung gian thanh toán với hệ thống thông tin bệnh viện còn gặp nhiều khó khăn; phí thanh toán các giao dịch không dùng tiền mặt còn cao và bệnh viện chưa có các cơ chế chi trả phí. Cơ sở y tế phối hợp ngân hàng triển khai thanh toán không dùng tiền mặt thuận tiện cho người không có thẻ.

Đồng chí Bộ trưởng, Trưởng Ban cùng các đại biểu tham quan khu trải nghiệm dịch vụ thẻ thanh toán.

          “Việc triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo Nghị quyết của Chính phủ là một nhiệm vụ chính trị của Ngành Y tế. Do đó cần quán triệt trong toàn Ngành về ý nghĩa và lợi ích của phương thức thanh toán điện tử không dùng tiền mặt. Từ đó, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đơn vị và vai trò của người đứng đầu đơn vị trong chỉ đạo quyết liệt triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó các đơn vị trong toàn ngành phải có kế hoạch hành động, bố trí nguồn lực và các điều kiện để triển khai các giải pháp thanh toán điện tử không dùng tiền mặt phù hợp với điều kiện của đơn vị”. Đồng chí Bộ trưởng, Trưởng Ban chỉ đạo: các bệnh viện, cơ sở đào tạo y dược phải chủ động triển khai nhiều hình thức thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trong thanh toán viện phí, học phí, như: thanh toán qua thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, qua thiết bị di động thông minh, ví điện tử, cổng thanh toán điện tử. Đối với người dân không có thẻ, không có tài khoản ngân hàng, các cơ sở y tế phải phối hợp với ngân hàng triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt thuận tiện, dễ dàng và phù hợp với điều kiện, lối sống của người dân. Cùng với đó tăng cường truyền thông, hướng dẫn người dân về ý nghĩa và tiện ích quan trọng của thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần vào giảm thủ tục hành chính, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.

          Phát biểu tại Hội nghị Ông Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: thời gian qua ngân hàng nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh thành phố trên cả nước chủ động tham mưu cho UBND tỉnh, Thành phố và phối hợp với Sở/Ban/Ngành, cơ sở y tế trên địa bàn áp dụng các phương án triển khai thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời chỉ đạo các ngân hàng, các tổ chức cung ứng sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán tích cực phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan liên quan trên địa bàn đô thị để chấp nhận thanh toán viện phí bằng phương pháp điện tử. Đồng chí Phó Thống đống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng Bộ Y tế trong trong việc nâng cao trải nghiệm sự hài lòng của người dân trong thanh toán viện phí, giúp giảm thời gian xếp hàng, chờ đợi thời gian xếp hàng nộp tiền viện phí góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Đồng thời ngân hàng nhà nước cam kết tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế để cung cấp các dịch vụ , giải pháp thanh toán, nhanh chóng an toàn, thuận tiện với chi phí hợp lý.

          Tại Hội nghị này các đại biểu đã được nghe báo cáo về các giải pháp không dùng tiền mặt trong Ngành Y tế, khai trương cổng hỗ trợ thanh toán y tế không dùng tiền mặt, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp để đi đến thống nhất một số nhiệm vụ, giải pháp chính thực hiện thành công Nghị quyết số 02 của Chính phủ trong thời gian tới.

          Hưởng ứng chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, đặc biệt trong lĩnh vực Y tế, VNPT EPAY – là một trong những đơn vị đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép chính thức cho hoạt động trung gian thanh toán, là một trong những đơn vị tiên phong cung cấp các giải pháp thanh toán điện tử bao gồm cổng thanh toán trực tuyến, dịch vụ Virtual Account (Tài khoản chuyên dụng), Ví điện tử, mPOS…để hỗ trợ các bệnh viện, trường học trong công tác thu viện phí, học phí. Trong đó, dịch vụ Tài khoản chuyên dụng đang cho thấy tốc độ tăng trưởng với mức gần 800% so với tháng 01/2019. Đây là một trong những giải pháp phù hợp với thị trường Việt Nam vì thời điểm hiện tại có tới 50% dân số không sử dụng tài khoản ngân hàng./.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế

Kỳ tích sản phụ vỡ tử cung 2 lần có...Duyên với Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa rất nặng nề có nguy cơ dẫn đến tử vong mẹ và thai rất cao. Câu chuyện chúng tôi kể dưới đây như một mối nhân duyên kỳ lạ của sản phụ H.T.Duyên 37 tuổi ở Thái Bình.