Những thói quen của chị em làm tăng nguy cơ ung thư vú

Không chỉ chị Tươi, rất nhiều chị em khác coi chiếc áo ngực như là vật bất ly thân vì áo ngực giúp nâng đỡ, tạo dáng chuẩn cho “núi đôi”. 

Mặc áo ngực 24/24 giờ không có lợi

Theo gen di truyền từ mẹ, chị Hồng Tươi ở Cầu Giấy (Hà Nội) sở hữu “phom” người khá chuẩn, chiều cao 1m65, “vòng 3” đầy đặn, “vòng 2” thon gọn. Tuy vậy, vòng 1 của chị khiêm tốn khiến chị mất tự tin, phải sử dụng áo ngực đệm dày cho “tôn dáng”. Áo ngực trở thành phương tiện che khiếm khuyết tế nhị mà chị không thể rời một phút nào, thậm chí chịmặc áo ngực ngay cả khi đi ngủ.

Không chỉ chị Tươi, rất nhiều chị em khác coi chiếc áo ngực như là vật bất ly thân vì áo ngực giúp nâng đỡ, tạo dáng chuẩn cho “núi đôi”. Tuy nhiên, ít ai biết rằng thói quen mặc áo ngực 24/24 giờ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 125 lần so với những phụ nữ khác.

Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Chuyên khoa sản, Trung tâm y tế lao động Thái Hà cho biết, bầu ngực của người phụ nữ là nơi tập trung nhiều dây thần kinh và rất nhiều tia tiết sữa để thực hiện chức năng nuôi con. Kích cỡ bầu ngực to hay nhỏ không thể hiện mức độ hoạt động của tia sữa nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn về thẩm mỹ. Vì vậy, rất nhiều chị em lạm dụng áo ngực như công cụ làm đẹp.

Tuy nhiên, bác sĩ Dung dẫn chứng, một công bố y khoa năm 1995 chỉ ra rằng mặc áo ngực làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Những phụ nữ hạn chế mặc áo ngực sẽ ít gặp các vấn đề về cơ, điều đó làm giảm khả năng mắc bệnh ở vú.

Ảnh minh họa.

Thức khuya, làm việc đêm dễ ung thư vú

Đặc thù công việc, chị Hương Giang ở Yên Phong (Bắc Ninh) thường xuyên phải thức đêm làm việc. Điều kiện gia đình khó khăn, ngoài giờ làm hành chính, chị xin tăng ca đêm để tăng them thu nhập. Tình trạng thức khuya, dậy sớm, ngủ ít làm nhiều kéo dài suốt mấy năm nay không chỉ khiến chị già trước tuổi mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Cách đây nửa năm, chị tình cờ phát hiện ngực bên trái nổi một cục nhỏ, bình thường không đau đớn gì nhưng khi ấn vào thấy đau buốt. Suy đi tính lại, hai bên nội ngoại nhà chị không có ai bị bệnh ung bướu gì cũng không có người nào bị bệnh về vú. Nghĩ rằng do áp lực công việc căng thẳng cộng với nuôi 2 đứa con bằng sữa mẹ nên có cặn sữa, chị chủ quan không đi khám. Vài tháng sau thấy cái u phát triển to hơn và xuất hiện những cơn đau nhói bất thường chị dành thời gian đến bệnh viện. Bác sĩ cho biết, chị có khối u ở vú nên điều trị ngay trước khi bệnh tiến triển nặng.

Bác sĩ Dung cho biết, tuy ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào chứng minh thói quen thức đêm làm việc tăng nguy ung thư vú nhưng trong nghiên cứu mới đây của Hiệp hội ung thư Đan Mạch khuyến cáo, phụ nữ thường xuyên làm việc về đêm dễ bị ung thư vú cao hơn hơn so với người bình thường. Các chuyên gia nghiên cứu giải thích, việc thức khuya làm đêm khiến đồng hồ sinh học bị phá vỡ ngăn cản quá trình sản xuất hormone tự nhiên của cơ thể. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm làm hủy hoại loại hormone có chức năng ức chế khối u.

Ngoài làm ca đêm, mặc áo ngực 24/24 giờ mà lối sống không lành mạnh, sử dụng chất kích thích cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Chị em nên đi khám khi thấy có dấu hiệu bất thường ở ngực. Ảnh minh họa

Ngăn ngừa ung thư vú hiệu quả

Ung thư vú là một trong những thể ung thư phổ biến, thường gặp và gây tử vong cao nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới. Ung thư vú có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Theo bác sĩ Dung, ung thư vú là nỗi ám ảnh của các chị em phụ nữ bởi sự nguy hiểm đáng sợ, việc chẩn đoán sớm không hề đơn giản và nguyên nhân không hề rõ rang. Rất nhiều nguyên nhân gây ung thư vú như tuổi tác càng nhiều tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao, những người dậy thì sớm, mãn kinh muộn, người không có con hoặc sinh con muộn cũng có nguy cơ bị ung thư vú. Ngoài ra, bệnh này còn mang yếu tố di truyền. Đôi khi vì suy nghĩ chủ quan hay thói quen thường ngày cũng khiến chị em mắc bệnh. Việc phòng ngừa ung thư vú rất quan trọng, chị em nên quan tâm.

Cách phòng ngừa hiệu quả nhất là không sử dụng rượu, bia, thuốc lá; điều chỉnh thói quen sinh hoạt, lối sống lành mạnh như tập thể dục, đi bộ; bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau quả, duy trì thể trọng cân đối; tự kiểm tra vú mỗi tháng 1 lần; hạn chế mặc áo ngực, thức khuya làm việc đêm; chụp nhũ ảnh mỗi năm một lần đối với phụ nữ ngoài 40 tuổi và đến cơ sở y tế kiểm tra định kỳ tầm soát ung thư vú.

Theo Tri thức trẻ

Thai phụ 18 tuổi can trường chiến đấu với ung thư buồng trứng, vỡ òa hạnh phúc được làm mẹ

Đến khám lại tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, chị Nguyễn Trần Khánh Linh vui mừng chia sẻ: "Kết quả rất tốt, tôi sắp hoàn thành đợt hoá trị thứ 6, chỉ còn 1 đợt nữa thôi..."