Khi đẻ mổ thì các cơ vùng bụng dưới bị giãn ra mạnh, da bị tổn thương do vết rạch nên cơ thể sản phụ rất yếu. Vì vậy, sản phụ cần lưu ý những điều sau.
Ngày càng có nhiều bà mẹ và em bé được cứu sống nhờ phương pháp sinh mổ, tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận xu hướng lạm dụng kỹ thuật này.
Vậy sinh mổ có những biến chứng gì, có ảnh hưởng đến sữa cho em bé bú hay không và cách chăm sóc vết mổ như thế nào? Và sinh mổ em bé lần đầu thì nên sau bao lâu có thai sẽ an toàn và liệu sinh mổ có làm giảm nguy cơ viêm nhiễm phần phụ ở phụ nữ hay không?.
Nhiều sản phụ cho rằng, mổ đẻ sẽ giúp đứa con ra đời một cách nhẹ nhàng, sẽ làm trẻ thông minh và khoẻ mạnh hơn. Bên cạnh đó, người mẹ cũng tránh được nhiều nguy cơ có thể xảy ra khi đẻ thường. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, đứa trẻ ra đời bằng phương pháp đẻ thường sẽ có sức đề kháng và đường hô hấp tốt hơn những đứa trẻ được mổ lấy ra. Đó là do trong quá trình được sinh ra, trẻ chịu sức ép của sự co bóp trong tử cung người mẹ nên phổi đã một quá trình thích ứng tốt. Các bé sinh mổ cần được theo dõi kỹ hơn vì có thể vẫn còn dịch chưa được lấy hết. Lúc đó, bé có thể bị suy hô hấp tức thời, nghẹt thở... nếu không được phát hiện có thể gây tử vong.
Lưu ý đối với sản phụ sinh mổ khi về nhà:
Dây chằng và cơ bị dão dưới tác dụng của các hormone trong thời gian mang thai. Các bộ phận ở bụng dưới hồi phục kém, các khớp không vững, cơ mất khả năng trương lực. Nếu đẻ mổ thì các cơ vùng bụng dưới bị giãn ra mạnh, Da bị tổn thương do vết rạch nên cơ thể sản phụ rất yếu. Vì vậy, sản phụ cần:
- Không mang vác các vật nặng hơn trọng lượng của bé.
- Nằm duỗi thẳng thường xuyên.
- Chú ý đến tư thế cơ thể.
- Cố gắng ngủ trưa hàng ngày.
Chính vì thế, gia đình cần thu xếp việc nhà trước khi sản phụ và bé trở về, để các công việc hàng ngày chỉ tập trung vào việc chăm sóc trẻ.
Chế độ dinh dưỡng và các vitamin
Cơ thể cần phải bình phục sau 9 tháng có bầu và một ca phẫu thuật. Vì vậy, sau khi sinh cần áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng, giàu protein, nhiều quả và rau tươi, glucid chuyển hóa chậm (bánh mì, cơm nếp), uống nhiều nước (8 ly/ngày) để loại các chất độc ra khỏi cơ thể.
Khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, cần bổ sung đường (bánh quy, bánh ngọt, kẹo hay các loại mứt).
Các nghiên cứu y học cho thấy các bà mẹ trẻ khi đẻ mổ thường bị thiếu máu (tỷ lệ hồng tố cầu thường xuống dưới 10g/100ml máu) nên cần chú ý bổ sung thêm sắt, các vitamin tổng hợp trong ít nhất 3 tháng đầu sau khi sinh. Ngoài ra cần bổ sung thêm magie và canxi (các chế phẩm từ Sữa hay nước uống giàu canxi). Theo VTV
Bệnh viện Phụ sản Trung ương xin trân trọng thông báo lịch khám, chữa bệnh, cấp cứu Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Đến khám lại tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, chị Nguyễn Trần Khánh Linh vui mừng chia sẻ: "Kết quả rất tốt, tôi sắp hoàn thành đợt hoá trị thứ 6, chỉ còn 1 đợt nữa thôi..."
Ngày 13/12/2024, khóa học DIU: “Siêu âm chẩn đoán trước sinh và Y học bào thai” được long trọng tổ chức tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Đến khám lại tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, chị Nguyễn Trần Khánh Linh vui mừng chia sẻ: "Kết quả rất tốt, tôi sắp hoàn thành đợt hoá trị thứ 6, chỉ còn 1 đợt nữa thôi..."
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam