Bệnh răng miệng thường gặp ở phụ nữ mang thai là bệnh về nướu răng (từ chuyên ngành trong nha khoa gọi là viêm nướu do thai nghén). Nguyên nhân có thể do vệ sinh răng miệng không tốt, hoặc do thay đổi nội tiết tố trong thời kì mang thai, thay đổi thói
Thai phụ chụp phim X-quang có an toàn không?
Mức độ an toàn phụ thuộc vào vùng nào trên cơ thể cần chụp, và lượng tia X. Thai nhi chỉ bị tác động khi tiếp xúc trên 10 rads (rads là đơn vị đo lường bức xạ tia X).
Trên thực tế, các thai phụ không cần quá lo lắng, vì rất hiếm một chẩn đoán nào cần chụp X-quang quá 5 rads.
Khi bà mẹ chụp một phim X-quang nha khoa (một loại phim nhỏ đặt trong miệng) thì lượng bức xạ mà thai nhi hấp thu chỉ khoảng 0,01 millirad. 1rad bằng 1.000millirads.
Để thai nhi hấp thu 1 rad thì phải chụp 100.000 phim X-quang nha khoa.
Điều này cho thấy, những rủi ro từ X-quang nha khoa là rất thấp đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, chỉ chụp X-quang khi thật cần thiết, và phải mặc áo chì để bảo vệ thai nhai khi chụp X-quang.
Có nên trì hoãn điều trị nha khoa sau khi sinh con?
Các thai phụ nên đến bác sĩ để kiểm tra răng miệng, ít nhất một lần trong thời kì mang thai. Thời gian ba tháng giữa của thai kì là thời gian lí tưởng để thực hiện các thủ tục nha khoa. Vì ở giai đoạn này, sức khỏe bà mẹ và thai nhi ổn định nhất, thai phụ không có cảm giác mệt mỏi, hay buồn nôn...
Bác sĩ là người quyết định việc điều trị ngay trong thời gian mang thai có cần thiết hay không. Một số thủ thuật điều trị nha khoa đơn giản, thời gian bạn nằm trên ghế không quá lâu như: cạo vôi răng, trám răng, thậm chí nhổ răng vẫn có thể thực hiện được.
Chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng trong thời kỳ mang thai như thế nào?
Chăm sóc giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt trong thời kì mang thai góp phần đảm bảo an toàn sức khỏe của bà mẹ và thai nhi:
- Đánh răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ với kem đánh răng có Fluor.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẻ răng ít nhất là mỗi ngày một lần.
- Thai phụ nên đến bác sĩ để làm sạch răng, ít nhất một lần trong suốt thời gian mang thai, tốt nhất là sau 3 tháng đầu của thai kì. Thời gian tốt nhất để thai phụ đi khám và điều trị răng miệng là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6.
- Điều quan trọng là bà mẹ cần ăn một lượng đầy đủ các chất dinh dưỡng, giàu chất đạm, vitamin, chất khoáng,…Vitamin C, Canxi, tốt cho sức khỏe răng và nướu.
- Hạn chế những thức ăn có chứa nhiều đường, nhiều chất béo. Tránh các đồ uống có ga trong khi mang thai.
Lưu ý: Khi khám răng miệng, thai phụ cần nói cho bác sĩ biết là bạn đang mang thai.
P.T
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam