Bệnh sởi: Những điều phụ nữ có thai cần biết

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxoviridae gây ra, lây lan qua đường hô hấp. Nếu không kiểm soát, bệnh có thể bùng phát thành dịch. Ngoài ra, virus này còn có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm loét giác mạc

Đối với phụ nữ có thai, bệnh sởi không chỉ là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc dị tật thai nhi. Chính vì vậy, mẹ bầu cần chủ động phòng tránh để bảo vệ sức khoẻ trong suốt thai kỳ.

  1. Bệnh sởi là gì?

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây ra bởi virus Paramyxoviridae. Bệnh thường lây lan thông qua đường hô hấp, nếu tiếp xúc với dịch nước bọt của người bệnh thì sẽ có khả năng mắc bệnh. Nếu không được kiểm soát, bệnh có thể bùng phát thành dịch cộng đồng

Ngoài bệnh sởi, virus này còn có khả năng gây ra biến chứng khác như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm loét giác mạc mắt hoặc thậm chí là viêm não.

  1. Triệu chứng của bệnh sởi

  1. Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào đối với phụ nữ có thai và thai nhi?

3 tháng đầu thai kỳ

Đây là giai đoạn thai nhi đang hình thành các cơ quan quan trọng, do đó nếu mẹ nhiễm bệnh trong thời gian này, nguy cơ biến chứng sẽ rất cao, có thể dẫn đến sảy thai, thai lưu hoặc rối loạn phát triển thai nhi.

 3 tháng giữa thai kỳ

Ở giai đoạn này, thai nhi đã phát triển ổn định hơn nhưng vẫn có thể gặp nhiều rủi ro nếu mẹ nhiễm sởi như thai lưu, sảy thai, thai nhẹ cân.

 3 tháng cuốithai kỳ

Việc nhiễm sởi vào thời gian này vẫn có thể gây ảnh hưởng nặng nề đếnthai nhi như sinh non, thai nhẹ cân…

  1. Cách phòng tránh bệnh sởi đối với phụ nữ có thai

Mặc dù bệnh sởi có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với mẹ bầu trong thai kỳ nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách chủ động tiêm vaccine trước khi mang thai. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh, các mẹ bầu cần đến ngay Bệnh viện Phụ Sản Trung ương hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bài: Tổ truyền thông/PSTW