Lập gia đình hơn 2 năm nhưng chưa có con, chị Việt Trinh đi điều trị vô sinh và sử dụng biện pháp “kích thích phóng noãn”. Kết quả kiểm tra sau đó cho thấy có 4 phôi thai hình thành, vì ham con chị đã “tặc lưỡi” cho ra đời cả 4 bé.
Ngày 24/8, lần đầu tiên bệnh viện Nhân dân Gia Định (TPHCM) tiếp nhận và can thiệp kịp thời cho một ca sinh cùng lúc 4 cháu bé. Sản phụ là chị Lê Thị Việt Trinh (21 tuổi, ngụ tại Long Xuyên, An Giang).
4 cháu bé chào đời đều khỏe mạnh.
Theo lời kể của gia đình chị Trinh, do lập gia đình đã hơn 2 năm nhưng “không thấy bầu bì gì” nên vợ chồng chị Trinh đã đến bệnh viện địa phương để điều trị hiếm muộn. Sau khi được bác sĩ sử dụng thuốc kích thích phóng noãn, chị Trinh đã mang thai. Tuy nhiên do điều kiện gia đình khó khăn và đường xá đi lại quá xa nên chị Trinh không đến bệnh viện để kiểm tra thường xuyên.
Đến tháng thứ 3, chị tái khám, kết quả kiểm tra cho thấy chị đã mang 3 thai, phần vì ham con, phần vì nếu bỏ 1 trong ba thai lúc này nguy hiểm đến mẹ và các còn lại nên chị tặc lưỡi làm liều để cả 3 phôi thai. Tuy nhiên, đến tháng thứ 6 khi đi kiểm tra lại các bác sĩ cho biết số trẻ mà chị đang mang không phải là 3 mà đã lên đến 4 cháu.
Với trọng lượng 1,75kg cậu anh đầu cũng là bé nặng ký nhất.
Bỏ không được, giữ cùng khó nên gia đình đã chuyển chị lên khám và theo dõi bào thai tại Viện chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em TPHCM. Ngày 22/8, chị Trinh có cảm giác đau bụng nên đến Từ Dũ thăm khám. Lúc này, tử cung đã bắt đầu mở theo chẩn đoán chị sẽ sinh non nên sau đó gia đình chuyển đến bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
BS Trần Việt Cường, Phó khoa Sản, cho biết: “Lần đầu tiên phải đối mặt với một ca sinh khó, cuộc hội chẩn của các bác sĩ đầu ngành trong bệnh viện ngay lập tức được tiến hành. Qua phân tích hình ảnh cho thấy, 4 cháu bé chỉ nằm trong 3 bọc ối cả 4 bé đều nằm ngược đầu, thai nhi mới được 7,5 tháng tuổi nhưng tử cung của thai phụ đã mở.”
Hai phương án can thiệp đã được đưa ra, một là để sản phụ sinh tự nhiên, hai là can thiệp bằng phẫu thuật để bắt con. Nếu để sinh tự nhiên, ca đỡ sẽ kéo dài nên khó tránh khỏi nguy cơ các bé ra sau bị ngợp, bên cạnh đó việc sinh thiếu tháng và “đẻ ngược” có thể sẽ khiến các bé bị gãy tay hoặc gãy chân, sản phụ khó có thể tránh khỏi băng huyết nguy hiểm đến tính mạng.
Trước tình hình trên, cuộc hội chẩn đi đến quyết định mổ để bắt con. Lúc 11h30, ca phẫu thuật được bắt đầu. Lần lượt 1 bé trai (nặng 1,75 kg) và 3 bé gái ( bé thứ nhất nặng 1,1kg, bé thứ hai nặng 1,7kg, bé thứ 3 nặng 1,6kg) đã chào đời “mẹ tròn con vuông” trong sự mừng vui pha lẫn lo âu của người mẹ trẻ.
Theo BS Trần Việt Cường: “Đây là một trường hợp hi hữu xảy ra nguyên nhân là do sự thiếu hiểu biết và quá ham con của người mẹ. Theo quy định điều trị vô sinh, khi đã thụ thai nếu thai phụ mang đa thai bác sĩ sẽ phải hủy bớt phôi thai nhưng sản phụ Trinh đã không biết nên dẫn đến chậm trễ.”
Qua trường hợp trên, BS khuyến cáo các bà mẹ điều trị hiếm muộn khi mang thai phải đi khám đều đặn, đồng thời đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ để tránh bị sinh non. Bên cạnh đó bác sĩ phải giám sát chặt chẽ tình hình của mẹ để phát hiện kịp thời các biến chứng về hình thái học khiến các bé bị dị tật.”
Vân Sơn
Lãnh đạo Bộ khen ngợi về công tác khám, chữa bệnh của bệnh viện trong năm 2024 và nhũng năm trước đây, xứng đáng là bệnh viện tuyến đầu của cả nước.
Khoảnh khắc cất tiếng khóc chào đời của em bé đầu tiên năm 2025 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Ngày 13/12/2024, khóa học DIU: “Siêu âm chẩn đoán trước sinh và Y học bào thai” được long trọng tổ chức tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Lãnh đạo Bộ khen ngợi về công tác khám, chữa bệnh của bệnh viện trong năm 2024 và nhũng năm trước đây, xứng đáng là bệnh viện tuyến đầu của cả nước.
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam