Khoảng 10% các cặp vợ chồng là nạn nhân của vô sinh và có nhiều dẫn chứng cho thấy các sản phẩm hóa chất tiêu dùng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ.
Ảnh minh họa.
Đa số các hóa chất dùng trong sinh hoạt là những hóa chất phá hủy các hocmon sinh dục kể cả testosteron và estrogen. Chúng được dùng làm lớp chống dính trong chảo rán, các thuốc sát trùng gia dụng (ví dụ thuốc xịt để chống ruồi, muỗi, gián, kiến, mối mọt, và sâu bọ cho cây cảnh). Ngoài ra chúng còn là thành phần của chất tẩy rửa, chất dẻo, chất thơm và vật liệu xây dựng và trang trí (ván ép, phụ gia bêtông, sơn, vecni...)
Trong một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Toxicology Letters, các nhà nghiên cứu Italia đã tập trung vào những chất thông dụng nhất như chất hóa dẻo DBP, DEHP, DEP, BBzP…
DEHP có tác dụng làm nhựa mềm dẻo, đàn hồi, DEP để giữ các chất thơm chậm bay hơi, chế nến thơm, DBP làm thuốc bôi móng tay thêm bóng, màng sơn thêm dẻo, khó rạn nứt. BBzP để gia công thành khung cửa, tấm sàn trong nội thất. Tấy cả những hóa chất vừa kể đều xuất phát từ một họ có tên chung là phtalat, tức những dẫn xuất của axit phtalic, sản phẩm của công nghệ hóa dầu.
Các tác giả đã dùng các phương pháp phân tích hiện đại để xác định chính xác nồng độ các hóa chất đó trong nước tiểu của 56 cặp vợ chồng đang điều trị chứng vô sinh (nhóm 1) và một số lượng tương đương những cặp đã sinh con (nhóm 2). Những kết quả phân tích đều nhất quán, đó là: nồng độ phtalat trong nước tiểu của những thành viên nhóm 1 (kể cả vợ và chồng) đều cao và của nhóm 2 thấp hơn nhiều.
Theo Vietnamnet
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam