Tóc rụng dần, da dẻ xanh xao, chị H.T.C. (ngụ tỉnh Bình Phước) đang kiệt sức sau một thời gian hóa trị, xạ trị tại Bệnh viện (BV) Ung bướu TPHCM.
Dù chưa lập gia đình nhưng căn bệnh ung thư cổ tử cung đã cướp đi thiên chức làm vợ, làm mẹ của chị. Giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt gày gò, chị rầu rĩ: “Căn bệnh thật quái ác. Nó đến một cách âm thầm không lường được”… Nguy cơ tiềm ẩn
Tuy không đến mức chuyển sang giai đoạn biến chứng di căn như chị C., nhưng chị N.V.N. (ngụ TPHCM) cũng đang đối mặt với nguy cơ cắt bỏ hoàn toàn tử cung. Vốn là một công nhân may, chị N. ít có kiến thức về sức khỏe phụ khoa. Những ngày còn con gái, chị vẫn thường cảm thấy ngứa ngáy, thậm chí có lúc viêm tấy đỏ ở vùng kín nhưng cứ nghĩ là do ngồi nhiều. Không ngờ, giữa tháng 6-2010, do xuống cân, mất sức, xuất huyết âm đạo và liên tục đau nhói ở vùng bụng dưới nên chị C. đi khám. Thật không ngờ, kết quả xét nghiệm tế bào âm đạo cùng với sinh thiết cho thấy chị C. đã bị tổn thương tiền ung thư cổ tử cung.
Khám tầm soát 6 tháng/lần để phòng ngừa ung thư phụ khoa. |
Theo một bác sĩ chuyên khoa Ngoại 1 của BV Ung bướu TPHCM, trường hợp như chị C. nhiều khả năng phải phẫu thuật xâm lấn cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn cổ tử cung bởi nếu xạ trị liều cao sẽ không đạt kết quả như mong muốn…
Qua tiếp xúc, một số trường hợp bị ung thư phụ khoa đang được theo dõi điều trị tại BV Ung bướu cho biết, gần như họ không hề hay biết mình có bệnh ung thư cho đến khi đi khám bệnh và làm các xét nghiệm. “Thật sự nó đến một cách âm thầm mà những biểu hiện bệnh bình thường không hay biết. Đến khi biết bệnh, tôi sụp đổ hoàn toàn, một bệnh nhân cho biết. Theo một bác sĩ của BV Ung bướu TPHCM, phần lớn phụ nữ bị bệnh phụ khoa khi đến khám đều không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng và họ nghĩ đó chỉ là bệnh phụ nữ thông thường như rong kinh hoặc rối loạn sau sinh nở… Tuy nhiên, thực chất không ít trong số họ đã ở giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung.
Theo nghiên cứu của BS Lưu Văn Minh cùng cộng sự của BV Ung bướu TPHCM, mỗi năm có hơn 1.000 trường hợp ung thư cổ tử cung mới nhập bệnh viện này điều trị và gần phân nửa trong số đó ở giai đoạn đầu, khối ung thư còn khu trú tại chỗ, tại vùng ít biến chứng di căn và phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu trị và xạ trị. Hiện nay tại TPHCM, tỷ lệ ung thư cổ tử cung đứng thứ hai sau các loại ung thư ở phụ nữ với tỷ lệ 16,5/100.000 người. Tỷ lệ này đã gia tăng rõ rệt qua các năm và đang có xu hướng gia tăng mạnh.
Theo BS Phạm Việt Thanh, Giám đốc BV Từ Dũ TPHCM, ung thư phụ khoa là loại ung thư thường gặp ở phụ nữ, có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các loại ung thư. BS Thanh cũng cho biết tỷ lệ mắc mới ung thư ở Việt Nam đang tăng nhanh so với 10 năm trước đây. Ước tính năm 2010 là 126.300 ca mắc mới, trong đó ở nữ giới chiếm tỷ lệ 134,9/100.000 người. Bên cạnh tỷ lệ ung thư vú giai đoạn đầu chiếm 35,8%, giai đoạn 3 và 4 là 65% thì ung thư cổ tử cung cũng không phải ít.
Tầm soát sớm để giảm rủi ro
Các chuyên gia y tế lo ngại tỷ lệ phụ nữ bị ung thư phụ khoa ở Việt Nam không chỉ đang tăng cao qua các năm, mà còn có xu hướng trẻ hóa. Theo y văn thế giới, ung thư cổ tử cung thường gặp trong giới hạn tuổi 48 - 55 và mức trung bình là 53 tuổi. Tuy nhiên, ở Việt Nam, theo thống kê của BV Ung bướu TPHCM, tuổi thường gặp 40 - 49. Điều đáng nói hầu hết trường hợp bệnh nhân đều thuộc diện nghèo, trình độ văn hóa thấp. Chính vì vậy, nhiều người có nhận thức không đúng về bệnh tật và điều kiện được thăm khám cũng khó khăn nên bệnh thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn và đó cũng là lý do khiến tỷ lệ ung thư cổ tử cung được chẩn đoán sớm thấp, điều trị khó khăn và tử vong cao. Một vấn đề đáng quan ngại nữa, đó là qua khảo cứu trên hàng trăm bệnh nhân của PGS Huỳnh Quyết Thắng và cộng sự ở BV Ung bướu Cần Thơ cho thấy, trong khi ở các nước phát triển, phụ nữ bị ung thư cổ tử cung có nguyên nhân gần gũi nhiều bạn tình, gái mại dâm, thì ở Việt Nam lại chủ yếu là “một vợ một chồng” nhưng thường gặp ở những phụ nữ có đông con (40% có trên 5 con)… Bên cạnh đó, thực tế cho thấy phần lớn phụ nữ hiện nay chưa chú trọng đến việc tầm soát ung thư phụ khoa. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, phụ nữ từ 15 tuổi trở lên nên khám phụ khoa 6 tháng/lần và làm các xét nghiệm tầm soát. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ phụ nữ được tầm soát vẫn còn rất hạn chế. Chính vì vậy mà các biểu hiện lâm sàng không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Theo PGS Huỳnh Quyết Thắng, triệu chứng lâm sàng điển hình của ung thư cổ tử cung là xuất huyết âm đạo bất thường, chảy máu sau giao hợp, rong kinh và các biểu hiện khác. Soi cổ tử cung cho thấy có biểu hiện viêm loét, chồi sùi… Chính vì vậy, theo PGS Huỳnh Quyết Thắng, việc chẩn đoán được bệnh qua khám sức khỏe có ý nghĩa đặc biệt. Nếu như việc tầm soát phát hiện ung thư ở những giai đoạn sớm được thực hiện rộng khắp trong cộng đồng sẽ làm tăng tỷ lệ chẩn đoán sớm, bệnh nhân được điều trị triệt để, giảm tối đa tỷ lệ tử vong. Theo Sài gòn Giải phóng
Bệnh viện Phụ sản Trung ương xin trân trọng thông báo lịch khám, chữa bệnh, cấp cứu Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Đến khám lại tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, chị Nguyễn Trần Khánh Linh vui mừng chia sẻ: "Kết quả rất tốt, tôi sắp hoàn thành đợt hoá trị thứ 6, chỉ còn 1 đợt nữa thôi..."
Ngày 13/12/2024, khóa học DIU: “Siêu âm chẩn đoán trước sinh và Y học bào thai” được long trọng tổ chức tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Đến khám lại tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, chị Nguyễn Trần Khánh Linh vui mừng chia sẻ: "Kết quả rất tốt, tôi sắp hoàn thành đợt hoá trị thứ 6, chỉ còn 1 đợt nữa thôi..."
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam