Gần 20% thai phụ bị thiếu máu, hơn 70% bà bầu hụt i-ốt và hơn 30% thiếu kẽm. Sự thiếu hụt này được các chuyên gia dinh dưỡng báo động vì dễ khiến trẻ sinh ra với thể trạng yếu và có nguy cơ bệnh tật.
Tại buổi trao đổi kinh nghiệm với các bác sĩ đến từ các bệnh viện sản trên địa bàn TP HCM trưa nay, nhằm mục tiêu chăm sóc tốt nhất cho thai phụ, các bác sĩ Trung tâm dinh dưỡng TP HCM, cho biết, hiện tượng phụ nữ mang thai thiếu máu thiếu sắt và thiếu vi chất đang là một vấn đề cần cảnh báo.
Ăn uống thiếu chất là một trong những nguyên nhân khiến trẻ yếu ớt khi chào đời. Ảnh: Thiên Chương. |
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, cho biết, khảo sát cho thấy, có 17,5% thai phụ bị thiếu máu, trong đó thiếu máu do thiếu sắt chiếm gần 60%. Ngoài ra, có gần 73% thai phụ thiếu iốt và 35% thiếu kẽm.
"Nguyên nhân chủ yếu của thiếu máu và thiếu vi chất ở phụ nữ mang thai là do các bà mẹ có chế độ ăn không đủ nhu cầu. Điều tra của chúng tôi cho thấy lượng sắt và acid folic trong khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai chỉ đạt khoảng 40% nhu cầu khuyến nghị", bà Diệp cho biết.
Cùng với khảo sát của Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, một kết quả điều tra khác của Viện Dinh dưỡng quốc gia từ những năm gần đây cũng cho thấy, có đến gần 37% phụ nữ mang thai tại Việt Nam bị thiếu máu.
Trong khi đó, theo các bác sĩ chuyên khoa sản, thiếu máu ở phụ nữ mang thai là nguyên nhân có thể dẫn đến sẩy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản. Thai nhi dễ bị nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai, thời gian điều trị hồi sức kéo dài, tăng tỉ suất và bệnh suất sơ sinh hơn so với trẻ không thiếu máu.
Bà mẹ thiếu máu giai đoạn sớm thai kỳ còn khiến trẻ có nguy cơ bệnh tim mạch. Riêng phụ nữ mang thai thiếu acid folic có thể gây những dị tật ống thần kinh của thai nhi như vô sọ, gai đôi cột sống. Thiếu iốt thì làm tăng nguy cơ sảy thai, tai biến sản khoa như sinh non, con suy giáp bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần.
"Nhiều người vẫn còn mù mờ không biết dùng loại thức ăn nào thì bổ máu và đủ chất, trong khi điều này lại rất đơn giản bởi món ăn cung cấp vi chất và máu không phải quá đắt tiền", bác sĩ Diệp nói.
Theo bà Diệp, sắt có nhiều trong thịt, cá, gan, trứng, đậu đỗ, rau xanh. Sắt từ thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ hấp thu tốt hơn sắt từ nguồn thực vật. Ngoài ra, người mang thai cũng nên dùng thực phẩm lên men (dưa chua, dưa giá…) cùng bữa ăn hoặc dùng các loại trái cây tươi giàu vitamin C như cam, bưởi, táo, sơ-ri, thơm… để giúp hấp thu tốt chất sắt tốt hơn.
Thực phẩm giàu acid folic là rau lá xanh, gan, thận, nấm rơm, mầm lúa mì, đậu đỗ, các loại hạt, trái cây đặc biệt là cam, dâu tây, lê, dưa hấu. Acid folic trong thực phẩm tự nhiên có giá trị sinh học không cao như acid folic ở viên bổ sung.
Việc bồi dưỡng đủ chất nên thực hiện đều đặn hàng ngày kể từ khi phát hiện có thai cho đến sau khi sinh một tháng.
Thiên Chương
Lãnh đạo Bộ khen ngợi về công tác khám, chữa bệnh của bệnh viện trong năm 2024 và nhũng năm trước đây, xứng đáng là bệnh viện tuyến đầu của cả nước.
Khoảnh khắc cất tiếng khóc chào đời của em bé đầu tiên năm 2025 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Ngày 13/12/2024, khóa học DIU: “Siêu âm chẩn đoán trước sinh và Y học bào thai” được long trọng tổ chức tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Lãnh đạo Bộ khen ngợi về công tác khám, chữa bệnh của bệnh viện trong năm 2024 và nhũng năm trước đây, xứng đáng là bệnh viện tuyến đầu của cả nước.
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam