Nhiều người vẫn nghĩ rằng ung thư vú phần lớn do di truyền, hay phụ nữ trẻ không mắc căn bệnh này, hoặc bị ung thư thì phải có khối u... Đây đều là những suy nghĩ sai lầm trước một căn bệnh nguy hiểm.
1. Ung thư vú xảy ra phần lớn do di truyền
Thực tế, chỉ khoảng 5-10% trường hợp bị ung thư vú là do lỗi gene BRCA1 và BRCA2. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, những trường hợp có bệnh sử gia đình vẫn có thể mắc bệnh mà không phải do đột biến gene riêng biệt. Nói cách khác, cả lối sống và di truyền đều là nguyên nhân gây bệnh.
2. Phụ nữ ngực nhỏ có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn
Thực tế, kích thước ngực không đóng vai trò trong việc bạn có dễ bị ung thư hay không. Ung thư vú phát triển trong tế bào tại ống dẫn hoặc tiểu thùy - các bộ phận sản xuất sữa và chuyển sữa tới núm vú. Số lượng và tính chất của các bộ phận trên ở mọi phụ nữ là như nhau, bất kể kích thước ngực như thế nào. Yếu tố quyết định việc ngực to hay nhỏ là lượng chất béo và mô xơ, mà điều này lại tác động rất ít tới nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Ảnh: topnews.in |
3. Bệnh nhân ung thư vú luôn xuất hiện khối u
Thực tế, khoảng 10% người bị chẩn đoán ung thư vú không xuất hiện khối u, cũng không có cảm giác đau hay những dấu hiệu cho thấy ngực của họ có vấn đề.
Trong khi đó, có tới 80-85% số trường hợp phát hiện khối u là lành tính. Chúng thường là u nang hoặc u sợi tuyến vú không gây ung thư. Do đó, khi thấy xuất hiện những triệu chứng ngực hoặc núm vú thay đổi hình dáng bên ngoài, phần da gần vú hoặc ở khu vực dưới cánh tay u lên... trong thời gian dài thì bạn nên tới gặp bác sĩ.
4. Chụp X-quang tuyến vú ngăn chặn hoặc làm giảm nguy cơ ung thư
Thực tế, chụp X-quang tuyến vú đều đặn không thể ngăn chặn hay làm giảm nguy cơ ung thư vú. Việc này chỉ có thể giúp phát hiện bệnh ung thư vú mà bệnh nhân đã mắc phải, làm giảm tỷ lệ tử vong khoảng 16%. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, bệnh ung thư vú đã tồn tại 6 đến 8 năm rồi mới được phát hiện khi bệnh nhân chụp X-quang tuyến vú. Do đó, điều quan trọng là tất cả phụ nữ phải tiến hành thăm khám ngực hàng năm và chú ý tới những thay đổi bất thường trên cơ thể.
5. Chụp X-quang tuyến vú gây ra bệnh ung thư vú
Thực tế, nguy cơ tổn hại từ bức xạ là rất nhỏ so với những lợi ích to lớn của việc phát hiện bệnh sớm. Hiệp hội Hóa học Mỹ ACS khuyến cáo rằng, phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên chụp X-quang tuyến vú hàng năm. Lượng bức xạ được Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Mỹ FDA quy định khá thấp. Thêm vào đó, hiện nay lượng bức xạ khi chụp X-quang tuyến vú đã giảm được khoảng 50 lần so với lượng bức xạ nếu chụp 20 năm trước. Do đó, theo FDA, nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe lâu dài do chụp X-quang gần như bằng không.
6. Phụ nữ trẻ không mắc ung thư vú
Ung thư vú xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ sau khi mãn kinh, nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến mọi người ở bất kỳ độ tuổi nào.
Trong thực tế, phụ nữ dưới 50 tuổi chiếm 25% các trường hợp ung thư vú và có tỷ lệ tử vong cao hơn. Điều này một phần do phụ nữ trẻ thường có mô vú dày hơn, ảnh hưởng tới việc phát hiện khối u trong quá trình chụp X-quang tuyến vú.
Theo Kienthuc.net.vn
Hội nghị đại biểu viên chức, người lao động năm 2024 đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự đồng thuận cao trên tinh thần đổi mới, sáng tạo và trách nhiệm