Đối với phụ nữ mang thai sau tuổi 40, họ sẽ gặp phải những trở ngại gì?
Một nghiên cứu lớn từ trường Cao đẳng sản phụ khoa hoàng gia Anh đã tập hợp tất cả các kết quả và tính toán độ tuổi sinh sản trung bình cho phụ nữ hiện đại (năm 2011) là 29,3 tuổi. Vậy đối với phụ nữ mang thai sau tuổi 40, họ sẽ gặp phải những trở ngại gì?
Năm 1968, độ tuổi sinh sản trung bình được ghi nhận là 23 - 25.
Nghiên cứu này được công bố trên hầu hết các tạp chí y tế sản phụ khoa ở nước Anh. Kết quả cho thấy số lượng phụ nữ sinh con ở độ tuổi 40+ đã tăng gấp ba lần trong 20 năm qua. Gần 27.000 trẻ em được sinh ra mà độ tuổi của các bà mẹ là trên 40.
Khi bắt tay vào tính độ tuổi sinh sản trung bình cho phụ nữ trong xã hội hiện đại, các bác sĩ chuyên khoa cũng hiểu được rằng, chính bản thân họ đã nhận thức được thời điểm nào là màu mỡ nhất để có thể sinh con. Ai cũng hiểu độ tuổi “an toàn” cho việc sinh sản vẫn là từ 20-35. Phụ nữ sau tuổi 35 sẽ gặp nhiều vấn đề về thụ thai so với những người trẻ hơn họ mười năm là một điều dễ hiểu.
Lên đến 30% phụ nữ ở độ tuổi 35 tuổi mất nhiều thời gian hơn một năm để có thể mang thai, trong khi đó chỉ 5% phụ nữ ở độ tuổi 25 lâm vào hoàn cảnh “phải chờ lâu” ấy.
Các bác sĩ cũng xác nhận phụ nữ ở độ tuổi 35 – 40 sẽ có nhiều khả năng bị biến chứng như sẩy thai, tiền sản giật, thai ngoài tử cung, thai chết lưu…
Họ cũng tiết lộ một số thống kê thú vị về đàn ông và việc thụ thai. Độ tuổi giảm xác suất thụ thai của đàn ông cũng tương đương phụ nữ, nghĩa là sau tuổi 40 thì họ cũng mất khoảng gần 2 năm để giúp đối tác mang thai dù người vợ có đang ở độ tuổi 20.
“Xã hội hiện đại khiến phụ nữ có nhiều mối bận tâm để bắt đầu một mái ấm thực sự: nghề nghiệp, lý do tài chính và cả việc tìm kiếm một đối tác phù hợp… dù hơn ai hết, họ hiểu rõ độ tuổi sinh nở lý tưởng nhất chính là 20 -35″, tiến sỹ Lindsey Harris chia sẻ.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phụ nữ sau 35 tuổi không nên có con, bởi vì nhu cầu làm mẹ là một nhu cầu bản năng và họ cần được chăm sóc tốt hơn, cần có được thông tin cụ thể về các bất trắc của thai kỳ để kịp thời giải quyết rủi ro.
Số trẻ em được các bà mẹ ở độ tuổi từ 35 đến 39 sinh còn tăng thêm 13%, nhưng cho dù việc sinh con khi đã lớn tuổi ngày càng trở nên phổ biến thì mang thai muộn vẫn rất nguy hiểm. Bạn đừng quên rằng, khi đã ở vào độ tuổi cuối 30, nguy cơ sảy thai tăng lên rất cao và sẽ còn cao hơn nếu bạn chạm mốc 40.
Sự thật là độ tuổi càng cao thì khả năng giãn tĩnh mạch và tích trữ nước trong quá trình mang thai càng lớn. Từ đó nguy cơ trẻ bị sinh non từ bà mẹ 40+ sẽ tăng từ 6% -16%.
Các noãn bào già đi cũng đồng nghĩa với nguy cơ trẻ mắc hội chứng Down tăng lên 1/100. Theo lẽ thường mỗi phụ nữ được tạo hóa ban cho 300.000 tế bào trứng. Khi 40 tuổi, tế bào trứng cũng bắt đầu đi vào lão hóa để tiến dần đến thời kỳ mãn kinh.
Đa phần các bà mẹ 40+ sẽ phải sử dụng phương pháp chọc ối trong tuần thứ 14 và 18 để kiểm tra các tế bào nhiễm sắc thể dị hình. Các tế bào này có thể gây ra các bệnh về gen như Down và bệnh nứt đốt sống cổ, dị dạng ống thần kinh… Điều này cũng đồng nghĩa với nguy cơ sẩy thai ở tam cá nguyệt đầu và sinh mổ cao gấp đôi so với phụ nữ mang thai dưới 40. Theo WTT
Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương xin trân trọng thông báo: Hội Nghị Bệnh viện vệ tinh mở rộng chuyên ngành Sản - Phụ Khoa sẽ chính thức diễn ra trong 2 ngày từ 26-27/12/2024 tại Ninh Bình.
Chiều ngày 11/12/2024, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã phối hợp cùng Công ty Docquity tổ chức Hội thảo khoa học chuyên sâu với chủ đề “Giải pháp hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”.
Ngày 13/12/2024, khóa học DIU: “Siêu âm chẩn đoán trước sinh và Y học bào thai” được long trọng tổ chức tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
TTND.GS.TS Nguyễn Duy Ánh được bổ nhiệm làm Trưởng Bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y Hà Nội.
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam
Kính gửi: Các hãng sản xuất, nhà cung cấp tại Việt Nam