Với vị trí là bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu về điều trị các bệnh sản phụ khoa, trong những năm gần đây, Bệnh viện Phụ sản TW đã phát triển và áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong chữa vô sinh, mổ, vi phẫu nối vòi trứng cho những phụ nữ đ
Không chỉ đi đầu trong ứng dụng kỹ thuật mới trong điều trị, Bệnh viện Phụ sản TW còn làm tốt việc chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến dưới. Công tác chỉ đạo tuyến và thực hiện Đề án 1816 luôn được lãnh đạo bệnh viện quan tâm nhằm khắc phục khoảng cách về trình độ chuyên môn cho thầy thuốc tuyến dưới.
Chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến dưới
Thống kê của Cục Quản lý khám, chữa bệnh Bộ Y tế, tính đến ngày 12/11/2010, có 33 bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế đi luân phiên, tổng số cán bộ đi luân phiên là 463 cán bộ, trong đó, có 311 cán bộ của các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế, 152 cán bộ của viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Khánh Hòa, Đà Nẵng. |
Bước vào đầu năm 2010, Bệnh viện Phụ sản TW đã lập kế hoạch triển khai tới 8 tỉnh trong đó có 7 tỉnh đã triển khai trong năm 2009: Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Quảng Bình, Ninh Bình, Hoà Bình và hỗ trợ thêm một tỉnh mới là tỉnh Hà Tĩnh. Qua kết quả hỗ trợ đã đạt được trong năm 2009, bệnh viện đã có kế hoạch hỗ trợ cho các tỉnh có nhu cầu nâng cao năng lực cấp cứu sản khoa, hồi sức sơ sinh và củng cố lại các kỹ thuật đã chuyển giao.
Với những bệnh viện mới được thành lập như Bệnh viện sản nhi của tỉnh Ninh Bình, các cán bộ thầy thuốc đi tăng cường theo Đề án 1816 của Bệnh viện Phụ sản TW đã giúp đỡ và hỗ trợ Bệnh viện sản nhi Ninh Bình thiết lập thủ tục hành chính và quy chế hoạt động của bệnh viện. Trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ nhân viên Khoa sản làm hồ sơ bệnh án mới, theo dõi ghi chép trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Các thầy thuốc hằng ngày trực tiếp đi buồng và hội chẩn giải quyết các trường hợp bệnh nhân khó: tiền sản giật, nhiễm khuẩn huyết, chảy máu sau đẻ... Thầy thuốc Bệnh viện Phụ sản TW trực tiếp "bám" bệnh viện, sẵn sàng tham gia hỗ trợ cũng như tham gia phẫu thuật 12 ca mổ khó, vừa "trình diễn" kỹ thuật, vừa hướng dẫn thầy thuốc tuyến dưới các bước từ chuẩn bị bàn mổ đến các bước mổ thật thuần thục. Thầy thuốc của bệnh viện cũng tham gia trực thường trú trong viện để hỗ trợ thầy thuốc tuyến dưới khi có yêu cầu. Được sự đồng ý của Ban giám đốc, Phòng chỉ đạo tuyến của bệnh viện đã mở 2 lớp đỡ đẻ an toàn cho 40 bác sĩ, nữ hộ sinh Khoa sản của bệnh viện và các trung tâm y tế của huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình.
Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Ngọc, Phó giám đốc Bệnh viện sản nhi Ninh Bình cho biết, nhờ sự hỗ trợ có hiệu quả của các thầy thuốc Bệnh viện Phụ sản TW nên nhiều kỹ thuật trước khi chia tách đã được bệnh viện tiếp tục duy trì và thực hiện tốt hơn. Thời gian tới với sự hỗ trợ của Bệnh viện Phụ sản TW, một số kỹ thuật mới như cắt tử cung theo đường dưới, điều trị vô sinh, nội soi gỡ dính sẽ được Bệnh viện sản, nhi Ninh Bình áp dụng và triển khai trong điều trị, góp phần hạn chế việc chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
Một trong những thành tựu nổi bật của việc giúp đỡ bệnh viện tuyến dưới, PGS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW đã chuyển giao kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thành công cho Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa.
TS. Lê Hoàng - Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến - Bệnh viện Phụ sản TW (trái ảnh) hướng dẫn thầy thuốc tuyến dưới chẩn đoán bệnh.
Niềm vui 1816
Không chỉ chú trọng chuyển giao kỹ thuật cao, điều cốt lõi mà các thầy thuốc Bệnh viện Phụ sản TW đã làm được là chuyển giao kỹ năng đón tiếp người bệnh, chăm sóc bà mẹ trước và sau sinh... Trong mỗi đoàn công tác tăng cường theo Đề án 1816, ngoài các bác sĩ có trình độ tay nghề, có khả năng truyền đạt kiến thức đều có các nữ hộ sinh và điều dưỡng của bệnh viện. Nhờ vậy, bệnh viện tuyến dưới không chỉ lĩnh hội kỹ thuật được chuyển giao mà kèm theo đó là các bước chăm sóc hoàn chỉnh bà mẹ và trẻ em.
Qua đánh giá một số kết quả ban đầu, Ban giám đốc của các bệnh viện được hỗ trợ đánh giá cao vai trò của của các bác sĩ và nữ hộ sinh Bệnh viện Phụ sản TW với sự tham mưu cho lãnh đạo bệnh viện, khoa trong công tác quản lý đặc biệt sự hỗ trợ về chuyên môn được đào tạo với phương thức cầm tay chỉ việc, giúp đỡ đồng nghiệp áp dụng các phương pháp điều trị mới, kỹ thuật khó. Các bệnh viện tuyến dưới đã triển khai thành thạo kỹ thuật và phác đồ điều trị mới trong công tác điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Tại các bệnh viện được hỗ trợ, số bệnh nhân đến khám và điều trị tăng và hầu như không có bệnh nhân phải chuyển tuyến.
Nỗ lực chuyển giao kỹ thuật cao của bệnh viện đầu ngành về điều trị sản phụ khoa đã giảm gánh nặng rất nhiều cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, nhiều trường hợp đẻ khó đã được tuyến dưới cấp cứu thành công. Trong tiếng cười vui của mỗi gia đình khi đón đứa trẻ mới ra đời, có niềm vui của những thầy thuốc 1816.
Đô Thành
Chào đời ở tuần thứ 25 khi mới được hơn 500g, bé Bùi Thị Gái (Bùi Thị Xuân, Hải Dương) là em bé có cân nặng thấp nhất được nuôi sống từ trước tới nay tại Việt Nam.