Những lưu ý khi mang thai mùa đông

Với tiết trời giá lạnh và khắc nghiệt của mùa đông sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Song có nhiều cách để bạn bảo vệ cho mình và cả thai nhi bé bỏng của mình có một sức khỏe tốt, để vượt qua mọi khó khăn ấy, hãy cùng chúng tôi thực hiện một trong những lưu ý dưới đây.  


Chăm sóc đôi chân

Mùa đông giá lạnh, phụ nữ mang thai cần giữ ấm đôi chân, chọn và sử dụng các loại giày dép đúng kích thước và đẹp về hình thức. Riêng giày, dép dành cho nhóm mang thai phải đúng cỡ, gót cao vừa phải, đảm bảo đủ độ kết dính, chống trơn và cổ cao đủ ấm. Ngoài ra, nên chủ ý chăm sóc đôi chân cho sạch sẽ, vệ sinh, mát xa cho đỡ nhức mỏi.

Nếu sơn móng chân, nên dùng các loại sơn đảm bảo chất lượng để hạn chế hóa chất nguy hiểm ngấm vào cơ thể.

Sống và làm việc trong phòng kín, đủ ấm

Khi mang thai, sức đề kháng cơ thể suy giảm, vì vậy bà bầu nên hạn chế ra ngoài trời lạnh, nên sống và làm việc trong phòng kín, đủ ấm. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nằm hoặc ngồi mà nên đi lại, làm những việc phù hợp với bản thân trong từng giai đoạn mang thai.

Chú ý về trang phục

Về mùa đông thời tiết biến đổi, phụ nữ mang thai cần mặc đủ ấm, để đi lại và làm việc thuận lợi. Không nhất thiết phải dùng những trang phục quá đắt, quá mốt mà phải đảm bảo đủ ấm, đảm bảo sức khỏe khi đi ra ngoài tham dự hội hè, nhất là những khi thời tiết giá lạnh kéo dài.

Chú ý khi dùng thuốc chữa bệnh

Giai đoạn mang thai cơ thể người phụ nữ mẫn cảm với thời tiết nên rủi ro mắc bệnh là rất cao. Một số loại thuốc thuộc nhóm không kê đơn như Claritin, Chlortrimeta, Benadryl, Tenenol, thuốc muối nhỏ mũi được xem là an toàn nhưng trước khi sử dụng cũng nên tư vấn và hỏi han bác sĩ trước khi dùng nó.

Ngoài ra, khi mang thai, hệ thống miễn dịch suy giảm, dễ mắc chứng viêm xoang, khó thở, ho, ngạt mũi vì vậy nên tư vấn bác sĩ để sử dụng các loại thuốc cho phù hợp, kể cả thuốc bổ.  

Những chú ý khi bị ốm

Vào mùa đông nếu bị sốt, ho, cảm cúm, … thì nên nghỉ ở nhà, hạn chế tiếp xúc đông người, hãy lắng nghe cơ thể để nghỉ ngơi, ăn uống và sử dụng thuốc cho phù hợp. Tăng cường thực phẩm tươi, ăn nóng, nghỉ ngơi phù hợp để tăng cường sức khỏe thể chất.

Bảo vệ bàn tay từ tháng thứ 6 trở đi

Nếu mang thai vào giai đoạn mùa đông giá lạnh, thì từ tháng thứ 6 trở đi nên mang gang tay thường xuyên, kể cả khi phải nhúng tay xuống nước (nên đeo găng tay khi giặt giũ hay rửa ráy).

Tốt nhất là dùng nước ấm để rửa, để bảo vệ đôi tay, hạn chế tay trần khi tiếp xúc với nước lạnh.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước không chỉ tốt cho cơ thể mà nó còn có ích cho vẻ đẹp của một làn la tươi trẻ. Cung cấp đủ nước sẽ giúp cơ thể chịu đựng tốt với thời tiết khô hanh, hạn chế đau nhức, rát da do thiếu nước và giúp cho thai nhi phát triển thuận lợi.

Ngoài việc uống nước, phụ nữ mang thai có thể sử dụng các loại kem tăng ẩm để giúp da giữ nước, đảm bảo vẻ đẹp. Nhất là vào buổi sáng khi đi ra khỏi nhà, vì giai đoạn này, da phụ nữ có độ nhạy cao với môi trường xung quanh.

Nên tự nấu ăn

Nhằm hạn chế tiếp xúc với môi trường lạnh, tiết kiệm chi phí trong thời kì bão giá, phụ nữ mang thai nên tự nấu ăn tại gia đình, theo thực đơn mà bản thân, và người nhà mình ưa thích.

Nhờ việc làm này, mà phụ nữ mang thai có thể sắp đủ món, chia nhỏ các bữa trong ngày một cách phù hợp để đảm bảo sức khỏe và vẻ đẹp cho bản thân.

Tăng cường món socola nóng

Vào những ngày lễ cuối tuần thay vì dùng đồ uống rượu bia, phụ nữ mang thai nên dùng món sô cô la nóng, nó rất có lợi cho sức khỏe trong mùa đông. Đây là nhóm thực phẩm có hàm lượng chất chống ô xy hóa cao gấp đôi so với rượu vang đỏ, nên có tác dụng ngừa bệnh rất tốt, nhất là bệnh ung thư vú và bệnh tim mạch.

Tập thể thao trong nhà

Do thời tiết lạnh, vào mùa đông, phụ nữ mang thai nên duy trì những bài tập nhẹ nhàng như yoga.

Theo nghiên cứu, mỗi tuần phụ nữ mang thai, nên tập ít nhất 150 phút thể thao, tương đương với 30 phút/ ngày, 5 lần /tuần sẽ có lợi cho sức khỏe và hạn chế được những biến chứng khi sinh và rút ngắn thời gian đau đẻ.  

Theo M&B