Phòng - Ban

Khoa Sản bệnh lý

Khoa Sản bệnh lý

1.Lãnh đạo khoa:

Trưởng khoa:PGS.TS Trần Danh Cường

Phó trưởng khoa:      Thạc sĩ/ BS CKII Phạm Hải Hà

                                  Thạc sĩ/ BS CKII Đặng Quang Hùng

Điều dưỡng trưởng: Thạc sĩ Trần Thị Tú Anh

2. Nhân lực:

Tổng số: 57 cán bộ nhân viên

3. Sơ lược lịch sử:

Khoa Sản bệnh lý được thành lập từ năm 1969 được tách ra từ khoa sản chung (gồm sản bệnh lý và sản thường). Từ năm 2017 đến nay khoa Sản bệnh lý có 160 giường bệnh (trong đó có cả giường dịch vụ) và được đặt tại tầng 4 và tầng 5 tòa nhà BC của bệnh viện.

Các cán bộ phụ trách khoa qua các thời kỳ:

-         Bác sĩ Võ Đức Hiền              Từ năm 1969 – 1970

-         Bác sĩ Nguyễn Bá Công        Từ năm 1971 – 1972

-         Bác sĩ Đào Xuân Dũng          Từ năm 1973 – 1974

-         Bác sĩ Ngô Tiến An               Từ năm 1975 – 1979

-         Bác sĩ Đào Xuân Dũng          Từ năm 1979 – 1980

-         Bác sĩ Phan Trường Duyệt    Từ năm 1981 – 1985

-         Bác sĩ Trần Thị Phúc             Từ năm 1986-1987

-         Bác sĩ Phan Trường Duyệt    Từ năm 1988-1994

-         Bác sĩ Trần Hán Chúc           Từ năm 1995-1996

-         Bác sĩ Lê Thị Chu                  Từ năm 1996 – 1997

-         Bác sĩ Ngô Văn Tài                Từ năm 1997 - 1998

-         Bác sĩ Trần Thị Phúc             Từ năm 1998 – 2010

-         Bác sĩ Trần Danh Cường       Từ năm 2010 – nay

4. Chức năng nhiệm vụ:

          Khoa Sản bệnh lý - Bệnh viện Phụ sản trung ương là một khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện Phụ sản trung ương chuyên chẩn đoán, điều trị, theo dõi, chăm sóc cho tất cả các trường hợp thai nghén bệnh lý, nguy cơ cao.

4.1 Chức năng:

-  Khám, chẩn đoán, xủ trí và điều trị cho các thai phụ có thai kèm theo bệnh lý toàn thân hoặc bệnh lý của người mẹ :

Bệnh tim mạch : hẹp hở van hai lá, suy tim, tăng huyết áp, bệnh tim bẩm sinh, bệnh tim mắc phải...

Bệnh nội tiết: đái tháo đường típ I. II, đái tháo nhạt...

Bệnh tuyến giáp : cường giáp, basedow, suy giáp, bệnh tuyến giáp tự miễn...

Các bệnh lý về huyết học: giảm tiểu cầu , suy tủy. Thalassemie, rối loạn đông máu, thiếu máu thiếu sắt ...

Các bệnh tự miễn, Lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng antiphospholipid...

Ung thư  kèm theo có thai: bệnh khối u lành tính và ác tính.

Hậu sản và hậu phẫu nhóm thai phụ có bệnh lý toàn thân

- Khám, chẩn đoán, xử trí  và điều trị các bệnh lý sản khoa

Bệnh lý của mẹ, của thai, phần phụ.

Tiền sản giật, sản giật

 Rau tiền đạo, rau cài răng lược

Dọa đẻ non, doạ sẩy thai, ối vỡ sớm...

Thai chậm phát triển trong tử cung

Thai và u buồng trứng, u xơ tử cung...

-  Xử trí thai nghén

Những thai nhi có bất thường được sàng lọc và hội chẩn tại Trung tâm chẩn đoán trước sinh.

Những thai nhi đình chỉ thai nghén để điều trị bệnh lý toàn thân của mẹ.

4.2.  Nhiệm vụ và quyền hạn:

  - Công tác cấp cứu – khám bệnh - chữa bệnh :

Tổ chức khám bệnh các đối tượng thuộc quản lý của khoa

 Tổ chức tiếp nhận điều trị, xử trí và chăm sóc người bệnh nằm điều trị nội trú trong khoa.

Đảm bảo thực hiện công tác cấp cứu của các bệnh lý nội ngoại khoa của người mẹ xuất hiện bệnh lý thai kỳ, các bệnh lý liên quan đến mẹ và thai trong thai nghén cũng như sau đẻ.

Thực hiện các thủ thuật chuyên khoa trong khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy chế khoa lâm sàng.

Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại khoa.

Xây dựng các phác đồ điều trị, các qui trình kỹ thuật các bệnh lý của bà mẹ của thai nhi, các bệnh lý sản phụ khoa kèm theo thai nghén, qui trình chăm sóc trong khoa.

Ứng dụng và cập nhật các phương tiện, kỹ thuật, phác đồ tiên tiến trong điều trị và xử trí sản bệnh lý.

-  Đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế

Tham gia các đề tài  nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp bộ.

Tham gia các khóa học của các chuyên gia nước ngoài tổ chức tại bệnh viện.

Tham gia các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.

Đào tạo, giảng dạy lâm sàng và lý thuyết cho học viên đại học, sau đại học chuyên khoa định hướng, điều dưỡng, hộ sinh.

Hợp tác giảng dạy cho sinh viên quốc tế của trường đại học Y Hà Nội tham gia học lâm sàng tại khoa.

- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật

- Phòng bệnh, tuyên truyền giáo dục :

Tư vấn dinh dưỡng tiền sản và  hậu sản.

Tư vấn kế hoạch hóa gia đình.

Tư  vấn chăm sóc sau sinh : nuôi con bằng sữa mẹ, massage vú, massage sơ sinh, chăm sóc rốn …

Sàng lọc sơ sinh sau đẻ.

Tư vấn các bà mẹ sau sinh khám và kiểm soát các bệnh toàn thân đặc biệt là bệnh lý tim mạch, đái tháo đường….

5. Thành tích đạt được:

         Ban lãnh đạo và CBNV trong khoa đoàn kết, sáng tạo, tổ chức hoàn thành xuất sắc các tiêu chí chuyên môn, coi trọng công tác khám chữa bệnh, theo dõi, chăm sóc sản phụ. Khoa sản bệnh lý đã không ngừng nâng cao cùng từng bước thực hiện và áp dụng các tiến bộ khoa học trong chẩn đoán, điều trị và xử trí nên đã giải quyết thành công nhiều ca bệnh khó, hiểm nghèo và hiếm gặp, cứu sống được nhiều bệnh nhân đem lại niềm vui, hạnh phúc cho nhiều gia đình.

         Khoa đã đóng góp nhiều công sức đào tạo nhiều thế hệ nghiên cứu sinh, cao học, bác sĩ CKI, bác sĩ CKII, sinh viên, học sinh, cầm tay chỉ việc ... Nhiều lượt sinh viên quốc tế đến học tập tại khoa như: sinh viên Lào, Campuchia, Cộng hòa Pháp…

         Đã có rất nhiều các đề tài nghiên cứu được thực hiện tại khoa và đã được công nhận, được đăng tải tại nhiều tạp chí khoa học trong nước và quốc tế.

         Khoa đã liên tục nhiều năm đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Tổ công đoàn kiểu mẫu”, nhận được bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ… cho những đóng góp của khoa. Nhiều cá nhân đạt nhiều danh hiệu cao quý như: Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc ưu tú, bằng khen của Bộ trưởng Bộ y tế, bằng khen của Thủ tướng chính phủ, bằng khen của Công đoàn Y tế Việt Nam và của Sở y tế các tỉnh…