Phòng - Ban

Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia

TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH SẢN QUỐC GIA

I. Giới thiệu

Được thành lập từ năm 2000, tiền thân là đơn nguyên Hỗ trợ sinh sản thuộc khoa phụ II- Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Năm 2006 đơn nguyên Hỗ trợ sinh sản được đổi tên thành Trung tâm Hỗ trợ sinh sản theo quyết định số 267/QĐ- PSTW.

Đến ngày  10/12/2013 Bộ trưởng Bộ y tế có quyết định số 4959/QĐ-BYT thành lập Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia thuộc Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Kể từ khi thành lập đến nay Trung tâm Hỗ trơ sinh sản đã không ngừng phát triển về cả mặt lượng và chất. Thống kê hàng năm cho thấy số lượng bệnh nhân không ngừng tăng lên qua các năm. Trung tâm cũng triển khai được nhiều kỹ thật mới sánh ngang cùng với các trung tâm khu vực và trên thế giới.

1. Lãnh đạo Trung tâm

- Giám đốc Trung tâm: ThS Nguyễn Việt Quang

- Phó Giám đốc Trung tâm:   + PGS- TS Hồ Sỹ Hùng

                                              + TS Nguyễn Thị Minh

- Phụ trách Điều Dưỡng trưởng: PTP Điều dưỡng ThS. ĐDHII Nguyễn Thị Thanh Tâm

2. Nhân lực:  Tổng số: 43 cán bộ

- Bác sỹ: 10. 

- Cử nhân sinh học: 02

- Điều dưỡng/ Hộ sinh: 23. Trong đó: 21 điều dưỡng, 02 hộ sinh

- Kỹ thuật viên: 04

- Dược sỹ: 01

- Hộ lý: 03

3. Cơ cấu phòng làm việc

Trung tâm Hỗ trợ sinh sản có chuyên môn đặc thù, để đảm bảo về chuyên môn kỹ thuật. Hiện tại hoạt động của Trung tâm chia làm hai khu vực:

3.1. Khu vực tầng 10 nhà BC:

1.      Khu vực lễ tân

2.      Phòng tiêm

3.      Phòng siêu âm

4.      Phòng khám Nữ

5.      Phòng khám Nam

6.      Phòng Xét nghiệm

7.      Phòng tư vấn- Khám gây mê

8.      Phòng lấy tinh chất

9.      Phòng xét nghiệm tinh dịch đồ và lọc rửa tinh trùng

10.Phòng bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)

11.Phòng sau thủ thuật

12.Phòng Hồ sơ

13.Phòng bệnh điều trị nội trú: 16 giường

14.Phòng kho

3.2. Khu vực tầng 11 nhà BC:

1.      Phòng sau thủ thuật

2.      Phòng chuẩn bị dụng cụ

3.      Phòng chuẩn bị tinh trùng

4.      Phòng Thủ thuật

5.      Phòng Labo

6.      Phòng đệm

7.      Phòng bảo quản trữ lạnh phôi –tinh trùng- Noãn

8.      Phòng sau chuyển phôi

9.      Phòng kho

10.Phòng kho sạch

11.Phòng xử lý dụng cụ

4. Thời gian làm việc

Tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật

Sáng: từ 7h00 đến 12h

Chiều: từ 13h30 đến 16h30

Lưu ý:Đối với thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ, tết, thời gian khám từ 7h00 đến 12h00

Liên hệ điện thoại 0243.934.62.07

Hotline: 0782.865.865

II. Chức năng, nhiệm vụ

1. Chức năng

Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia có chức năng: khám, điều trị các trường hợp vô sinh, thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong khám, chữa bệnh tại Trung tâm; tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, đào tạo và chuyển giao công nghệ kỹ thuật, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản cho cán bộ, viên chức y tế tại các cơ sở y tế trong cả nước.

2. Nhiệm vụ

2.1. Thăm khám tiền hôn nhân

2.2. Thăm khám, chẩn đoán cho các cặp vợ chồng vô sinh

2.3. Điều trị vô sinh nam và nữ cho các cặp vợ chồng vô sinh

2.4. Thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản:

- Thụ tinh ống nghiệm, tiêm tinh trùng vào bào tương noãn(IVF/ICSI)

- Thụ tinh ống nghiệm, chọc hút tinh trùng từ mào tinh hoàn, tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (IVF/PESA/ICSI)

- Hỗ trợ phôi thoát màng (AH)

- Chọc hút tinh trùng từ mào tinh hoàn (PESA), chọc hút tinh hoàn lấy ống sinh tinh (TEFNA), chọc hút tinh hoàn (MESA)...để chẩn đoán, điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (IVF/PESA/ICSI)

- Vi phẫu tinh hoàn MicroTESE

- Siêu âm bơm nước buồng tử cung

- Lọc rửa- Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)

- Chọc hút nang buồng trứng tồn dư

- Khâu vòng cổ tử cung

- Giảm thiểu thai chọn lọc

- Hủy thai vết mổ đẻ cũ.

2.5. Thực hiện các kỹ thuật liên quan đến chẩn đoán di truyền:

- Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán di truyền trước làm tổ. Thực hiện nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực di truyền liên quan đến các trường hợp vô sinh gồm:

- Bất thường Gen

- Nhiễm sắc thể (chuyển đoạn, đảo đoạn) như sảy thai liên tiếp, thai lưu liên tiếp, bệnh bạch tạng do di truyền, rối loạn chuyển hóa...

- Tan máu bẩm sinh (Thalasemia)...

2.6. Thực hiện các phẫu thuật liên quan đến kỹ thuật hỗ trợ sinh sản:

- Phẫu thuật nội soi chẩn đoán

- Soi buồng tử cung

- Cắt polyp buồng tử cung

- Phẫu thuật bóc u nang buồng trứng

- Phẫu thuật bóc u xơ tử cung...

2.7.  Điều trị nội trú:

- Theo dõi và điều trị các bệnh nhân dọa sảy thai dưới 12 tuần tuổi.

- Điều trị quá kích buồng trứng vừa.

3. Nghiên cứu khoa học

- Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp về vô sinh và lĩnh vực hỗ trợ sinh sản;

- Nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ trong hỗ trợ sinh sản vào điều trị vô sinh cho các cặp vợ chồng vô sinh;

- Thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được Bộ Y tế giao;

- Hợp tác với các bệnh viện, trường đại học, các trung tâm trong và ngoài nước để thực hiện các đề tài nghiên cứu, tổ chức hội nghị khoa học chuyên sâu.

 4.  Đào tạo và chỉ đạo tuyến

- Trung tâm là cơ sở đào tạo thực hành cho các học viên chuyên khoa, học viên sau đại học, các học viên trong và ngoài nước về lĩnh vực chẩn đoán vô sinh và hỗ trợ sinh sản.

- Tham gia đào tạo về các kỹ thuật trong hỗ trợ sinh sản, điều trị vô sinh cho cán bộ, viên chức y tế các tuyến

- Phối hợp cùng bệnh viện và các khoa phòng trong bệnh viện tham gia công tác chỉ đạo chuyên môn về lĩnh vực hỗ trợ sinh sản cho các trung tâm và cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị vô sinh trong cả nước.

- Tham gia công tác giám sát, đánh giá và chỉ đạo công tác chuyên môn các trung tâm và cơ sở điều trị vô sinh trong cả nước.

5.  Hợp tác quốc tế

- Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực vô sinh và hỗ trợ sinh sản.

- Cử cán bộ đến các Trung tâm tiên tiến và mời các chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản của các nước sang trao đổi kinh nghiệm với cán bộ, viên chức của Trung tâm.

- Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế khác theo sự phân công của Bệnh viên Phụ sản Trung ương và Bộ Y tế

6. Quản lý đơn vị

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Trung tâm: cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổ chức bộ máy, nhân lực, cán bộ, viên chức, kinh phí hoạt động của Trung tâm theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong triển khai các hoạt động chuyên môn và các quy định về thu, chi ngân sách, quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu theo đúng quy định của pháp luật.

- Triển khai và mở rộng các dịch vụ kỹ thuật, đào tạo, hợp tác với các cơ quan trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật để hỗ trợ hoạt động chuyên môn, tăng nguồn kinh phí để cải thiện đời sống cán bộ, viên chức.

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Y tế, Bệnh viện Phụ sản Trung ương giao

IV. Các thành tựu đã đạt được

Ngày 27/10/2000, Trung tâm đã thực hiện ca chọc hút noãn đầu tiên. Ngày 29/10/2000, Trung tâm có ca chuyển phôi đầu tiên. Bé gái IVF đầu tiên ra đời bằng phương pháp mổ lấy thai ngày 26/6/2001 nặng 2900g. Sau đó, Trung tâm áp dụng thành công kỹ thuật giảm thiểu phôi chọn lọc năm 2001, tiếp đến các kỹ thuật cũng được áp dụng thành công như: xin noãn, kỹ thuật ICSI, đông tinh, đông lạnh/ rã đông phôi, noãn. lấy tinh trùng từ mào tinh (PESA/ICSI), chuyển phôi nang (Blastocyst), kỹ thuật phôi thoát màng.

Năm 2014 Trung tâm đã áp dụng thành công kỹ thuật chẩn đoán di truyền tiền làm tổ (PGD), sàng lọc lệch bội nhiễm sắc thể bố mẹ và sàng lọc 24 cặp nhiễm sắc thể. Nhờ đó, nếu những năm đầu 2000, tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm chỉ nằm ở khoảng 30-35% thì đến nay tỷ lệ thành công đã tăng lên 50-60%.

Ngày 22 tháng 01 năm 2016 Trung tâm đã đón em bé đầu tiên thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Đây là một trong 10 sự kiện nổi bật của ngành Y tế năm 2015.

Năm 2021 thực hiện thành công kỹ thuật MicroTESSE, hiện tại kỹ thuật này được thực hiện thường quy tại trung tâm

Bên cạnh đó, Trung tâm còn tích cực tham gia rất nhiều các nghiên cứu cấp Bộ, cấp Nhà nước. Tiêu biểu như các đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị vô sinh ở Việt nam”, “Đánh giá hiệu quả lâm sàng của Corifollitropin”, “Xây dựng quy trình chẩn đoán sàng lọc một số bất thường nhiễm sắc thể trước chuyển phôi ở những đối tượng thụ tinh ống nghiệm”, “Nghiên cứu tính an toàn miễn dịch của Foligraf trên đối tượng thực hiện Hỗ trợ Sinh sản”. Trung tâm có rất nhiều các nghiên cứu được áp dụng vào thực tế, báo cáo tại các hội nghị trong nước và quốc tế: Thời điểm chọc hút noãn, quản lý chất lượng trong IVF, một số nhận xét về áp dụng phương pháp hủy thai trên bệnh nhân chửa vết mổ…

Trung tâm đã chuyển giao thành công kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm cho các Bệnh viện, trung tâm như: Trung tâm công nghệ phôi 103, Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, Bệnh viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Bưu điện, Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội, Bệnh viện A Thái Nguyên, Bệnh viện đa khoa Nghệ An, Bệnh viện Sản- nhi Quảng Ninh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Việt Bỉ, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai, Bệnh viện Sản- nhi Hưng Yên. Bệnh viện Đông Đô, Bệnh viện Sản- nhi Phú Thọ, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, Bệnh viện Đức Phúc, Bệnh viện Sản- nhi Bắc Ninh, Bệnh viện Sản- nhi Bắc Giang.