1. Lãnh đạo đơn vị
Giám đốc: PGS.TS. Nguyễn Xuân Hợi
Phó giám đốc: TS. Ngô Toàn Anh
Ths. Phạm Thị Nam
2. Nhân lực :
· Giám đốc trung tâm: 01
· Phó giám đốc trung tâm: 02
· Tổ trưởng công tác: 01
· Bác sĩ/ Kỹ thuật viên xét nghiệm huyết học: 01
· Bác sĩ/Kỹ thuật viên xét nghiệm vi sinh: 01
· Kỹ thuật viên xử lý và lưu trữ mẫu máu cuống rốn: 01
3. Trung tâm có 3 chức năng chính bao gồm:
· Lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho cá nhân các sản phụ sinh tại viện
· Lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn công cộng
· Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc máu cuống rốn trong điều trị Y học
4. Cơ cấu tổ chức
- Lãnh đạo đơn vị: 01 Giám đốc trung tâm, 02 Phó Giám đốc trung tâm
- Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm do Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Cơ cấu tổ chức: Trung tâm lưu trữ và nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc máu cuống rốn có quy mô gồm 8 bộ phận như sau:
+ Phòng tư vấn
+ Phòng xử lý mẫu TBG MCR
+ Phòng trữ lạnh chứa các bình Nitơ.
+ Phòng nhân viên
Cơ sở vật chất hiện có:
- Túi thu thập máu lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn được FDA của Hoa Kỳ cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn.
- Máy tách tế bào gốc: Sepax2
- Máy đếm số lượng tế bào gốc: FACSVia
- Máy trộn tế bào gốc với chất bảo quản DMSO: Smart-max
- Bình lưu trữ tế bào gốc: MVE Heco 1536p
5. Chức năng, nhiệm vụ
- Lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cá nhân cho các sản phụ đăng ký lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn đến sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và tại các Bệnh viện Phụ sản, khoa sản, nhà hộ sinh trên địa bàn Hà Nội.
- Lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn công cộng cho các sản phụ sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương không có nguyện vọng đăng ký lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cá nhân và tự nguyện hiến cho BV.
- Nghiên cứu khoa học và ứng dụng TBG trong điều trị Y học.
Ứng dụng trong tương lai:
- Trị liệu bằng các tế bào gốc phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Tế bào gốc máu cuống rốn được lưu trữ dùng để điều trị khoảng 80 bệnh lý liên quan gồm:
+ Bệnh ung thư máu (Leukemia ...)
+ Rối loạn máu không ác tính (Thalassemia ...)
+ Rối loạn chuyển hóa (tiểu đường, loét lâu lành)
+ Khối u đặc
+ Rối loạn hệ miễn dịch
+ Tiềm năng trong liệu pháp tế bào và y học tái tạo
Ứng dụng hiện nay ở Việt Nam: Điều trị 21 bệnh lý khác nhau thuộc các nhóm sau:
+ Ung thư máu
+ Xương khớp
+ Ung thư vú
+ Tổn thương não
+ Các bệnh lý về tim mạch